Hội An là một phố cảng nằm cạnh thành phố Đà Nẵng thuộc miền Trung Việt Nam. Do những yếu tố địa lý và khí hậu thuận lợi, đây đã từng là nơi gặp gỡ của thuyền buôn Nhật Bản, Trung Quốc và châu Âu từ thời cận thế. Vào thời kỳ hàng hải, khu phố của người Nhật đã phát triển sầm uất. Trước thời kỳ này, ở đây đã từng có những dấu tích của thương cảng Chǎmpa hay được nhắc đến cùng với con đường tơ lụa trên biển. Hơnnữa còn có những dấu tích nói lên sự giao lưu giữa nền vǎn hoá Sa Huỳnh bản địa với thời kỳ Jomon ở Nhật Bản từ xa xưa.
Có thể nói, phố cổ Hội An là khu phố cổ duy nhất ở Đông Nam A´ còn duy trì được nhịp sống từ thế kỷ 18 cùng với những công trình có kết cấu bằng gỗ. Trong những ngôi nhà phố với sân trong tương tự như ở Kyoto của Nhật Bản, cho đến nay vẫn còn lưu truyền lại cách sinh hoạt và phong cách xưa của một đô thị cổ của Việt Nam.
Công trình nghiên cứu Kiến trúc phố cổ Hội An- Việt Nam gồm có:
Phần 1: Phố cổ Hội An trong lịch sử
Chương 1: Sự hình thành đô thị Hội An
Chương 2: Bối cảnh lịch sử của Hội An
Chương 3: Kết quả điều tra vǎn tự cổ và khảo cổ học
Phần 2: Kiến trúc truyền thống Hội An
Chương 4: Nhà số 48 Trần Phú
Chương 5: Phân loại công trình kiến trúc truyền thống theo mặt đứng
Chương 6: Cấu tạo bộ khung kết cấu của nhà
Chương 7: Kết cấu vì kèo và mặt bằng của nhà chính
Chương 8: Các bước hoàn thiện và trang trí
Chương 9: Hình thức kiến trúc và sự biến thiên niên đại
Chương 10: Đặc trưng kiến trúc nhà phố Hội An
Phần 3: Ngôi nhà truyền thống cuộc sống hiện đại
Chương 11: Cách sinh hoạt trong nhà phố truyền thống
Chương 12: Những nhà phố bị cải tạo và cơi nới
Chương 13: Xu hướng của các công trình xây mới
Chương 14: Định hướng bảo tồn phố cổ