Phía tây thành Tương Dương cách xa hai mươi dặm có một vùng tên gọi là Long Trung, có phong cảnh hữu tình, cảnh đây không rộng nhưng bằng phẳng, núi không cao nhưng thanh nhã, suối không sâu nhưng nước trong, rừng không lớn nhưng cây cối rậm rạp, giống như một con rồng nằm nên được gọi là Ngọa Long Cương. Trước núi là rừng cây, thấp thoáng hiện ra một ngô nhà tranh, xung quanh có những khóm trúc bao quanh, cửa trông ra một con suối. Trong chốn sơn thuỷ đó có một người hiijh Gia Cát, tên Lượng, tên tự là Khổng Minh. Người quê ở Dương Đô, quận Lang Nha, thuộc dòng dõi nhà quan Tư Lệ Hiệu uý nhà Hán. Tên là Gia Cát Phong; cha tên là Khúc, tự là Tử Cống, nguyên làm quan Thừa ở Thái Sơn, bố mẹ mất s[nm, sinh được ba người con. Con trưởng tên là Cẩm tự là Tử Du, thứ là Lượng, người em út tên là Quân. Cha mẹ mất lúc còn nhỏ phải nương nhờ chú nuôi dạy nên người. Chú tên là Huyền, học rộng tài cao, thường đi lại giao du với Kinh châu Lưu Biểu. Nay ở ngoại thành Tương Vương, chỉ thích nhàn hạ, ngạo du sơn thuỷ. Sau khi Huyền mất, anh là Cẩn ra làm quan ở Giang Đông. Lượng ở nhà thanh nhàn hiếu học có thiên tính bẩm sinh, học thông làu các sách, trí thức hơn người; không theo thói đời, thấy nhà Hán suy vi, bọn hoạn quan lấy quyền, giặc khăn vàng nổi dậy khắp nơi, thiên hạ bị chia cắt, Tào Tháo uy hiếp Thiên tử, sai khiến chư hầu. Tôn Quyền chiếm giữ Giang Đông, nối nghiệp cha anh, cũng là giặc nhà Hán. Lưu Biểu tuy là dòng dõi nhà vua, nhưng trí hèn kém, chỉ hư danh không có thực tài, thì biết là không đủ sức làm nên nghiệp lớn. Vì vậy Khổng Minh không biết gì đến công danh, nên cùng em là Quân cày ruộng ở Nam Dương. Được tin Hoàng Thừa Ngạn, có người con gái hiền thục tuy diện mạo mười phần xấu xí; nhưng lại là một bậc nữ lưu kỳ tài. Trên thông thiên văn, dưới hay địa lý, bao gồm lục thao tam lược , kỳ môn độn giáp, không sách nào là không thông hiểu, thực là một người con gái có kỳ tài. Nên Khổng Minh đem lòng ngưỡng mộ, quyết nhờ người làm mối. Hoàng Thừa Ngạn cũng hay biết Khổng Minh là người tài giỏi, nên nhận lời ngay.
Sau lễ thành hôn, vợ chồng sống với nhau rất là chan hoà, quấn quít bên nhau, ngoài tình nghĩa vợ chồng, còn có tình nghĩa thầy trò bạn hữu. Chính Khổng Minh đã được Hoàng thị giúp đỡ nên học hành càng tăng tiến uyên thâm. Câu chuyện lấy vợ của Khổng Minh là như vậy. Nhưng trớ trêu thay ba đời sau có người ác ý đã viết một vở tuồng lấy tên là “Gia Cát Lượng lấy vợ”, nội dung họ có ý nói tình hình trái hẳn sự thực. Họ nói là họ Hoàng có một cô con gái tuyệt thế giai nhân, muốn gọi Khổng Minh vào làm rể, nhưng Khổng Minh không nhận lời, nên họ Hoàng phải sai người dùng bao nhiêu quỷ kế để ép buộc Khổng Minh vào một thế không sao từ chối được, phải cúi đầu chịu làm lễ thành hôn cho xong. Vở tuồng chẳng những ngay thời ấy cũng không hợp lý, nên mọi người lúc đó cũng chẳng có ai tin là thực. Do vậy chúng tôi cũng không dám tuân theo, để các độc giả ngày nay chê cười.
Mời bạn đón đọc.