Xem sách hay

Kế Toán Thương Mại Dịch Vụ Và Kinh Doanh Xuất Nhập Khẩu – Tái bản 12/07/2007

Mua ở đâu?
Phan Đức Dũng

Phan Đức Dũng

Kế Toán Thương Mại Dịch Vụ Và Kinh Doanh Xuất Nhập Khẩu đã được sửa đổi, bổ sung toàn diện theo:
– Quyết định 15/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài Chính
– Thông tư 20/TT-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài Chính
– Thông tư 21/TT-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài Chính
– Thông tư 02/2007/TT-BTC ngày 08/01/2007
– Thông tư 32/2007/TT-BTC ngày 09/04/2007
– Thông tư 60/2007/TT-BTC ngày 14/06/2007

Trong quá trình phát triển kinh tế dù ở bất kỳ quốc gia nào, doanh nghiệp cũng đóng góp một phần không nhỏ vào các công trình phúc lợi xã hội và góp phần giải quyết việc làm. Trong bối cảnh hội nhập vào nền kinh tế thế giới, vai trò của doanh nghiệp trong sự phát triển nền kinh tế đất nước lại càng có ý nghĩa thiết thực nhiều hơn. Thật vậy, một quốc gia càng mở rộng hoạt động giao thương nhiều bao nhiêu, xét cho cùng thì doanh nghiệp lại càng phát triển tốt bấy nhiêu. Hay nói cách khác, thương mại quốc tế càng có lợi cho quá trình cạnh tranh của doanh nghiệp. Cạnh tranh cần thiết cho cả sự đổi mới và sản xuất hiệu quả. Do đó, cạnh tranh quốc tế sẽ giúp nhà sản xuất trong nước luôn phải cố gắng và cung cấp cho doanh nghiệp động lực mạnh mẽ để cải tiến chất lượng sản phẩm.

Trong thực tiễn, hiện vẫn có suy nghĩ sai lầm cho rằng thương mại là trò chơi có tổng bằng không – nếu một bên được lợi thì chắc chắn sẽ có bên bị thua lỗ. Thực ra, thì chỉ có một vế là đúng – được lợi – tất cả hai bên đều có lợi. Một suy nghĩ sai lầm khác là nhập khẩu sẽ làm giảm công ăn việc làm và làm trì trệ nền kinh tế, còn xuất khẩu ngược lại thúc đẩy phát triển và tạo ra công ăn việc làm. Ấn tượng này bắt nguồn từ thất bại khi cân nhắc mối quan hệ giữa nhập khẩu và xuất khẩu. Dù rằng có những quan điểm trái ngược nhau, song lợi ích từ thương mại mang đến là điều không thể phủ nhận được. Do đó, một doanh nghiệp muốn đạt được lợi nhuận cao cần cố gắng tăng doanh thu bằng cách tăng sản lượng sản phẩm bán ra không những trong thị trường nội địa mà ngay cả thị trường nước ngoài và giảm thiểu chi phí. Cả hai yếu tố này đều phụ thuộc vào các yếu tố khách quan như: quan hệ cung – cầu, mặt bằng giá cả, tình trạng cạnh tranh, môi trường kinh doanh của doanh nghiệp….. Các thông tin số liệu này chỉ có kế toán mới thu thập và tổng hợp được, qua đó giúp cho nhà quản trị hiểu được tình hình tài chính của doanh nghiệp, chính sách phát triển kinh tế của Nhà nuớc Việt Nam cũng như chính sách kinh tế của những quốc gia có quan hệ thương mại và đầu tư để từ đó đưa ra những quyết định phù hợp nhằm gia tăng mức độ thoã mãn nhu cầu về hàng hoá, dịch vụ cho người tiêu dùng.

Thật vậy, khi mức sống của người dân nói chung được cải thiện, thì hoạt động kinh doanh dịch vụ ngày càng phát triển hợn. Bởi lẽ, hoạt động kinh doanh dịch vụ là một ngành kinh tế mang tính tổng hợp cao, sản phẩm của ngành dịch vụ ngày càng đáp ứng nhu cầu đa dạng và phong phú của người tiêu dùng nhiều hơn. Ngoài các như cầu về đi lại thăm viếng các danh lam, thắng cảnh, các dịch vụ liên quan đến nhu cầu ăn, ngủ, thưởng thức âm nhạc, vui chơi giải trí trong khoảng thời gian nhàn rỗi, nhu cầu về mua sắm đồ dùng, đồ lưu niệm, chẳng hạn, thì còn có các nhu cầu liên quan đến những vấn đề được hiểu biết, được học hỏi……

Như vậy, vấn đề quan trọng đối với độc giả không chỉ dừng lại ở sự hiểu biết về công việc kinh doanh thuần tuý mà còn phải biết kinh doanh như thế nào để có hiệu quả, nhất là trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu, mua bán hàng hoá trong nước và kinh doanh dịch vụ. Điều này chỉ có thể có được khi độc giả hiểu về kế toán, nhất là kế toán trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ và kinh doanh xuất nhập khẩu. Từ thực tiễn đó, đã thôi thúc tác giả viết cuốn sách “Kế Toán Thương Mại Dịch Vụ Và Kinh Doanh Xuất Nhập Khẩu” để góp một chút rất khiêm tốn vào tủ sách học tập và tham khảo của độc giả.

Nội dung trình bày trong cuốn sách này được thực hiện trong 15 chương mỗi chương được bố cục theo 3 nội dung chính:
+ Mục tiêu học tập – nhằm giúp cho độc giả xác định được mục tiêu của từng chương, nghĩa là sau khi đọc xong chương nào thì độc giả sẽ nắm được những nội dung cơ bản gì ?
+ Nội dung chính của chương – nội dung này sẽ được bố cục theo kết cấu xử lý công việc của một người thực hiện công việc kế toán. bên cạnh lý thuyết được trình bày sẽ có phần ví dụ minh hoạ cụ thể để cho độc giả hiểu ngay được nội dung mà mình đang nghiên cứu.
+ Nội dung tóm tắt chương và ví dụ ứng dụng – nội dung tóm tắt nhằm tổng kết lại những nội dung chủ yếu cần nhớ của từng chương, và phần ví dụ ứng dụng nhằm giúp cho độc giả củng cố lại kiến thức mà mình đã tích luỹ qua từng chương.

Mục Lục:
Lời nói đầu
Chương 1: Kế toán vốn bằng tiền.
Chương 2: Kế toán các khoản phải thu.
Chương 3: Kế toán các khoản ứng trước.
Chương 4: Kế toán hàng tồn kho.
Chương 5: Kế toán tài sản cố định.
Chương 6: Kế toán chênh lệch tỷ giá.
Chương 7: Kế toán các khoản phải trả.
Chương 8: Kế toán thuế.
Chương 9: Kế toán mua bán hàng hoá trong nước.
Chương 10: Kế toán xuất nhập khẩu hàng hoá.
Chương11: Kế toán chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và xác định kết quả kinh doanh.
Chương 12: Kế toán hoạt động đầu tư tài chính.
Chương 13: Kế toán hoạt động tài chính và hoạt động khác.
Chương 14: Kế toán nguồn vốn chủ sở hữu.
Chương 15: Kế toán kinh doanh dịch vụ.
Bài tập tổng hợp
Phụ lục
Tài liệu tham khảo.

Mời bạn đón đọc.

 
Mua ở đâu?