Trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều cơ hội cũng như nhiều thách thức cho tổ chức như hiện nay, thông tin chính xác, kịp thời và thích hợp về các nguồn lực kinh tế và về các mặt hoạt động của tổ chức có ý nghĩa quan trọng đối với sự thành công của một tổ chức. Cũng chính trong bối cảnh này, KTQT đã trở thành một lĩnh vực không thể thiếu trong cơ cấu tổ chức của một tổ chức, và cá nhân viên KTQT có vai trò như một nhà tư vấn quản trị nội bộ cho các nhà quản trị tổ chức.
Nhận thức được tầm quan trọng của KTQT trong công tác quản trị tổ chức, luật kế toán Việt Nam, ban hành ngày 17/6/2003, đã chính thức đưa ra định nghĩa về KTQT và KTTC. Sau đó, ngày 16/1/2006, Vụ chế độ Bộ Tài chính đã đưa ra dự thảo thông tư hướng dẫn áp dụng KTQT trong doanh nghiệp.
Quyển sách được chia thành 12 chương:
Chương 1: Tổng quan về KTQT
1.1 Khái niệm, mục tiêu và nhiệm vụ của KTQT
1.2 Thông tin KTQT
1.3 Kế toán quản trị với các nhà quản trị
1.4 KTQT, Kế toán tài chính và Kế toán chi phí
1.5 Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của nhân viên kế toán quản trị trong tổ chức
1.6 Các kỹ thuật nghiệp vụ cơ bản của KTQT
Chương 2: Chi phí và phân loại chi phí
2.1 Khái niệm
2.2 Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động
2.3 Phân loại chi phí trên theo các báo cáo kế toán
2.4 Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí
2.5 Các cách phân loại khác nhằm mục đích ra quyết định
Chương 3: Các phương pháp tính chi phí sản phẩm – phuơng pháp tính chi phí theo công việc
3.1 Dòng vận động của chi phí trong doanh nghiệp sản xuất
3.2 Phương pháp tính chi phí theo công việc
3.3 Tính chi phí dịch vụ nội bộ
Chương 4: Các phương pháp tính chi phí sản phẩm – phương pháp tính chi phí theo quá trình
4.1 Khái niệm
4.2 Báo cáo sản xuất
4.3 Thí dụ tổng hợp về phương pháp tính chi phí theo quá trình
4.4 Các phương pháp tính chi phí theo dòng sản phẩm
Chương 5: Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận
5.1 Khái niệm cơ bản của mối quan hệ CVP
5.2 Ứng dụng phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận (VCP)
5.3 Phân tích điểm hoà vốn
5.4 Phân tích điểm hoà vốn trong mối quan hệ với giá bán và kết cấu hàng bán
5.5 Những giả định làm cơ sở cho phân tích CVP
5.6 Mối quan hệ CVP với báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Chương 6: Chi phí tiêu chuẩn và dự toán sản xuất kinh doanh
6.1 Chi phí tiêu chuẩn
6.2 Dự toán
6.3 Quá trình dự toán tổng thể
6.4 Dự toán tiền mặt
6.5 Dự toán các báo cáo tài chính
6.6 Các phương pháp dự toán khác
Chương 7: Phân tích biến động chi phí và doanh thu
7.1 Khái niệm biến động
7.2 Phân tích biến động kết quả kinh doanh
Chương 8: Phân bổ chi phí của các bộ phận phục vụ và phân tích báo cáo bộ phận
8.1 Phân bổ chi phí của các bộ phận phục vụ
8.2 Phân tích báo cáo bộ phận
8.3 So sánh các báo cáo thu nhập
Chương 9: Đánh giá trách nhiệm quản lý
9.1 Kế toán trách nhiệm – trung tâm trách nhiệm
9.2 Đánh giá kết quả bộ phận
Chương 10: Định giá bán sản phẩm
10.1 Vị trí của doanh nghiệp với vấn đề giá
10.2 Các phương pháp định giá
Chương 11: Thông tin thích hợp với quyết định ngắn hạn
11.1 Nhận diện thông tin thích hợp của quyết định ngắn hạn
11.2 Một số ứng dụng khái niệm thông tin thích hợp để ra quyết định kinh doanh
11.3 Bài tập tổng hợp
Chương 12: Quyết định vốn đầu tư dài hạn
12.1 Đặc điểm và phương pháp phân tích vốn đầu tư
12.2 Phương pháp hiện giá thuần (NPV)
12.3 Phương pháp tỷ suất lãi nội bộ (IRR)
12.4 Phương pháp kỳ hoàn vốn
12.5 Phương pháp tỷ suất kế toán (ARR)
12.6 Phân tích tính không chắc chắn của dự án đầu tư dài hạn
Phụ lục
Mời các bạn đón đọc.