Xem sách hay

Kẻ Lãng Du

Mua ở đâu?
Alain-Fournier

Alain-Fournier tên thật là Henri-Alban Fournier, sinh ngày 3 tháng 10 năm 1886 tại miền Trung nước Pháp. 

Ngay từ khi xuất hiện vào năm 1913, tác phẩm Le Grand Meaulnes đã làm dân Pháp mê mẩn bởi mối tình si lãng mạn. Theo thời gian, cuốn truyện trở thành sách phải đọc trong các trường học ở Pháp. Năm 1999 báo Pháp Le Monde đã đưa Le Grand Meaulnes vào danh sách 100 cuốn sách giá trị nhất của thế kỷ.

Le Grand Meaulnes đã được dịch ra nhiều thứ tiếng. Chỉ riêng tiếng Anh đã có hàng chục bản dịch. Tên của các bản dịch được các dịch giả đặt lại rất khác nhau. Không những thế, người ta còn viết truyện, soạn nhạc và làm phim từ tác phẩm này. Nhiều tác giả nổi tiếng của Hoa Kỳ cũng hâm mộ Alain-Fournier và mối tình của Le Grand Meaulnes. Jack Kerouac cho nhân vật Sal Paradise của ông cầm cuốn truyện Pháp rong chơi khắp xứ. Nhà văn F.Scott Fitzgerald thì mượn ngay tên truyện thành “The Great Gatsby” và cũng dùng kỹ thuật kể chuyện của một vai phụ trong tác phẩm.

Kẻ lãng du là câu chuyện kể mang đầy tính chất ngậm ngùi hoài niệm, qua đó khắc họa chân dung Augustin Meaulnes – kẻ vừa mang hình dáng của một chàng Peter Pan tỉnh lẻ nước Pháp chối từ sự trở thành người lớn và của một Parsifal chạy đuổi theo tình yêu đến cùng cuộc đời. Thoạt đầu khi mới đến Sainte-Agathe, Meaulnes đã làm mê mẩn tất cả các bạn đồng học của mình bởi cái vẻ bề ngoài mạnh mẽ, can cường và hào hiệp. Nhưng kể từ khi tham dự vào một lễ hội lạ lùng tại lãnh địa bí mật có cô gái xinh đẹp hiện diện thì chàng thay đổi hoàn toàn từ đây. 

Đứng ở vị thế cân bằng giữa lòng hâm mộ thuở thiếu thời với tâm trạng khước từ của lúc đã chín muồi cuộc đời, François Seurel, người kể chuyện đã đưa dắt độc giả vào một mê lộ cuốn hút suốt qua bức chân dung không phai nhòa của một tình bạn đã bị chia lìa và một tuổi thanh xuân đã vĩnh viễn trôi qua.

***

Trích đoạn:

“Cái buổi tối mà tôi muốn lẩn tránh này lại cứ đè nặng trong tim một cách lạ lùng. Một ngày sắp tàn và chính tôi cũng muốn cho mau tàn đi thì lại có người gửi vào đó trọn vẹn những hy vọng, tâm tình và tất cả năng lực cuối cùng của họ. Có những người đang sắp chết, có những người chờ tới lượt hấp hối của mình, có những người muốn rằng ngày mai không bao giờ tới. Lại có những người mà đối với họ ngày mai sẽ ló ra như một niềm tiếc hận. Nhiều người khác nhọc mệt, đêm nay thấy không đủ dài như ý mong được nghỉ ngơi. Còn tôi, tôi đã bỏ lỡ mất ngày hôm nay thì có quyền gì để kêu gọi ngày mai?”

Mời bạn đón đọc.

 
Mua ở đâu?