Nhìn lại 4.000 năm dựng nước và giữ nước, dân tộc ta phải chiến đấu chống ngoại xâm gần như thường xuyên và đã chiến thắng oai liệt. Trong Tuyên Ngôn Độc Lập ngày 2/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Nước Việt Nam có quyền được hưởng tự do và độc lập, và thật sự đã trở thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy”. Có được quyền tự do và độc lập ấy”. Có được quyền tự do và độc lập ấy, dân tộc ta, từ buổi đầu dựng nước đến nay đã đổ biết bao xương máu. Những người con đã hy sinh vì Tổ quốc, bao giờ cũng được các thế hệ sau ngưỡng mộ và ghi nhớ công ơn. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần nhắc nhở rằng: “Dân tộc ta có một lòng nồng nàng yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. Lịch sử nước ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào về những trang sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung v.v… Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng”.
Nhìn suốt chiều dài của lịch sử, ta nhận thấy hình ảnh người phụ nữ trong thế kỷ XX đã có nhiều bước tiến bộ khác trước rất nhiều, họ không còn phải ru rú trong xó bếp với quan niệm cổ hủ “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” mà đã ý thức bước ra ngoài xã hội, cùng nam giới đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng phụ nữ. Nhà văn hoá Nguyễn Đổng Chi cho rằng: “Lịch sử văn hoá, tư tưởng Việt Nam trước, nay và sau có thể tóm tắt bằng một chữ đánh”. Sau truyền thống đánh giặc của Bà Trưng, Bà Triệu. Sau này chúng ta lại có hàng loạt những phụ nữ nối tiếp truyền thống “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”. Đó là vợi ba Cai Vàng, nữ tướng Bùi Thị Xuân, liệt nữ Cô Giang, liệt nữ Trần Thị Trâm, Lê Thị Đàn, Võ Thị Sáu, nữ tướng Nguyễn Thị Định. Những tấm gương hy sinh oanh liệt hoặc mưu trí trong lúc cầm quân của họ muôn đời sau này vẫn còn khiến mọi người khâm phục.
Tuỳ theo điều kiện, mỗi phụ nữ có cách chọn lựa khác nhau đặng cống hiến nhiều tài năng của mình cho đất nước, cho cộng đồng. Nếu bà Nguyễn Thị Minh Khai trực tiếp tham gia Nam kỳ khởi nghĩa thì bà Cao Thị Minh Khai trực tiếp tham gia Nam kỳ khởi nghĩa thì bà Cao Thị Khanh, bà Đạm Phương nữ sử… chiến đấy trên diễn đàn văn chương, báo chí; bà Năm Phỉ hoạt động lãnh vực sân khấu… Cho đến nay cuộc khởi nghĩa Nam kỳ vẫn là điểm son chói lọi trong lịch sử nước nhà, nó đã chứng minh tấm lòng yêu nước của con dân dưới ách nô lệ quyết đòi quyền sống, dù phải hy sinh tính mạng… Trong tập sách này cũng đề cập đến những phụ nữ tiêu biểu khác như mẹ Suốt, tên gọi thân thương dành cho bà mẹ có cái tên bình dị là Nguyễn Thị Suốt, quê ở Quảng Bình, đã chèo đò đưa bộ đội qua sông dưới bom đạn Mỹ mà không run sợ. Sự đóng góp của mẹ đã được Quốc hội nước ta tuyên dương Anh hùng.
Mời bạn đón đọc.