Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, kinh tế thế giới phục hồi, buôn bán quốc tế phát triển và mở rộng. Để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thương mại phát triển giữa các quốc gia, khi các thương nhân quốc tế bất đồng về ngôn ngữ, chịu sự điều tiết khác nhau về tập quán thương mại dễ dẫn tới hiểu lầm, tranh chấp kiện tụng, Phòng thương mại quốc tế (ICC – International Chamber of Commerce) có trụ sở tại Paris, đã xây dựng điều kiện thương mại quốc tế (Incoterms – International Commercial Terms) lần đầu tiên vào năm 1936. Lập tức, Incoterms được nhiều nhà doanh nghiệp của nhiều nước thừa nhận và áp dụng vì tính rõ ràng, dễ hiểu, phản ánh được các tập quán thương mại phổ biến trong buôn bán quốc tế. Ngoài ra, khi môi trường và điều kiện kinh doanh quốc tế thay đổi thì Incoterms cũng được hoàn thiện và đổi mới theo biểu hiện tính năng động và thực tiến. Thật vậy, từ ngày ra đời đến nay, Incoterms đã được sửa đổi và bổ sung 6 lần vào các năm 1953, 1967, 1976, 1980, 1990 và 2000.
Ở văn bản Incoterms ban hành năm 1936 có nội dung chỉ gồm 7 điều kiện thương mại, đến Incoterms 1953 gồm 9 điều kiện, Incoterms 1967 gồm 11 điều kiện, và Incoterms 1990 cũng như Incoterms 2000 đều có 13 điều kiện thương mại.
Về phương pháp trình bày của Incoterms cũng thể hiện tính cải tiến và hoàn thiện qua các lần sửa đổi giúp các nhà doanh nghiệp dễ nhớ và dễ nắm về nghĩa vụ và chi phí của mình trong từng điều kiện thương mại lựa chọn: Cụ thể các Incoterms ban hành trước năm 1990 trình bày các điều kiện khó hiểu, không có hệ thống vì không có sự phân nhóm. Mỗi điều kiện được trình bày riêng rẽ, độc lập, giữa các điều kiện thương mại không có mối liên hệ với nhau. Trong bản Incoterms 1990 và Incoterms 2000, nội dung được trình bày cải tiến theo một trật tự logic và khoa học: Các điều kiện thương mại chia 4 nhóm và mỗi điều kiện thương mại trình bày nghĩa vụ của người bán, người mua trong 10 nhóm nghĩa vụ một cách đối ứng trên cùng một trang sách. Điều này cho phép thấy được một cách rõ ràng: mỗi nghĩa vụ áp đặt đối với bên này sẽ giải phóng cho đối tác chính nghĩa vụ đó.
Mục lục:
Phần I. Giới thiệu tổng quát về Incoterms 1990 và Incoterms 2000
I. Những hiểu biết về Incoterms
Lịch sử hình thành và phát triển của Incoterms
Incoterms không phải là văn bản tập quán thương mại duy nhất được trình bày có hệ thống
II. Kết cấu và nội dung của Incoterms 1990 và 2000
Kết cấu của Incoterms 1990 và 2000
Nội dung tóm tắt của Incoterms 1990
Nội dung tóm tắt của Incoterms 2000
III. Những khuyến cáo chỉ dẫn lựa chọn và sử dụng Incoterms 1990 và 2000
Kết luận
Phần II. Hỏi đáp về sử dụng Incoterms 1990 và Incoterms 2000
Phần III. Phụ lục Incoterms 2000
Mời bạn đón đọc.