Truyện thần thoại của các nền văn minh lớn ở châu A bao gồm một số truyện cổ đã được biết đến ở nhiều nơi trên thế giới. Cuốn sách này giới thiệu các truyện trên qua 3 phần: bắt đầu bằng những câu chuyện của Trung Đông, gồm những truyện của người dân vùng Sumer và Babylon, của người Iran, ai Cập, Canaan và Hebrơ xưa. Phần nói về Nam A và Trung A đề cập đến những vị thần của đạo Hinđu và Phật giáo thuộc các nước Ân Độ, Sri Lanka, Tây Tạng và Nepal. Các câu chuyện của Lão giáo và Phật giáo, các tín ngưỡng dân gian của người Trung Hoa, các vị thân của thần đạo Nhật Bản, cùng các đạo thờ vật linh thiêng và pháp thuật của những người dân từ vùng quần đảo Đông Nam A đến tận miền Xibêri thì nằm trong đoạn cuối của phần nói về Đông A. Các mục từ đề cập đến tất cả các thần thánh hoặc vật linh.
“Huyền thoại Phương Đông” tập hợp truyện cổ của các nền văn minh phương Đông và sắp xếp những câu chuyện này trong 3 phần: phần thứ nhất bắt đầu bằng những câu chuyện của Trung Đông, gồm những chuyện của người dân vùng Sumer và Babylon, của người Iran , Ai cập và Hơbrơ xưa. Tiếp theo, phần nói về Nam Á và Trung Á đề cập đến những vị thần của đạo Hindu và Phật Giáo. Các câu chuyện về Lão Giáo và Phật Giáo, về thần đạo của Nhật Bản, cùng đạo thờ vật linh thiêng và phép thuật của những người dân từ vùng quần đảo Đông Nam Á đến tận miền Xiberi thì nằm trong phần cuối nói về Đông Á.
Một trong những đặc điểm dễ thấy của các truyện thần thoại này là cách chúng được các nền văn hoá nối tiếp nhau mô phỏng và biến cải, hoặc được các đoàn truyền giáo mang từ lục địa này sang miền lục địa khác, gây ra những đổi thay ít nhiều so với nguyên mẫu, cùng những cách thể hiện khác nhau về những nhân vật thần thoại quan trọng.
Những câu chuyện này bộc lộ rõ nét tính cách vừa đa dạng, vừa liên tục của của bản chất con người. Mặc dù nói về các thần linh, các anh hùng hay các quái vật nhưng phần lớn sức hấp dẫn lại nằm ở giá trị nhân bản mà chúng thể hiện. Thật dễ đồng cảm với nỗi đau của nữ thần Isis bị mất chồng, của Gilgamesh bị mất người bạn thân, với nỗi chán ghét của nữ thần Amaterasus trước khiểu xử sự thô bạo của Susano-Wo hay với cuộc sống gia đình hạnh phúc của Shiva và Parvati.
Như vậy, các chủ đề của những truyện thần thoại lớn có tính cách toàn cầu. Câu chuyện về sự tạo ra thế giới thì trong nền văn hoá nào cũng thấy và thường giống nhau đến lạ lùng: chẳng hạn như về biển cả bao la, nơi sản sinh ra vũ trụ. Một bận tâm lớn là sự bận tâm về cõi đời sau khi chết thường được giải đáp bằng 2 thế giới song song, cõi địa ngục nơi mà người chết phải xuống để bị xét xử, và cõi thiên đàng mà người chính trực hằng ước ao. Bên cạnh đó, ý tưởng về một trận đại hồng thuỷ là một chủ đề được nhắc đi nhắc lại nhằm nói lên khả năng tiêu diệt loài người của các thần linh, nhấn mạnh tính chất mong mang của cuộc sống con người. Như thế, các câu chuyện thần thoại riêng của mỗi nền văn hoá và đều cùng hướng tới những chân lý cốt yếu và chung nhất của toàn nhân loại.
Cuốn sách “Huyền thoại phương Đông”, với hàng trăm bức ảnh, tranh màu minh hoạ, thực sự là tài liệu quý giúp bạn tìm hiểu về huyền thoại cũng như các nền văn hoá của phương Đông.
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn