“…Tôi biết cô nghĩ gì rồi. Cô nghĩ sẽ không bao giờ cô đẹp như thế này. Đấy, sự thật là như thế.
Bà Dì lên tiếng đáp:
– Tôi báo cho cô biết là có người cho rằng Chiyo đẹp gái đấy.
– Thì cũng như có người thích mùi cá thối đấy thôi, – Hatsumono nói. Nói xong, cô ta ra lệnh cho chúng tôi ra ngoài để cô ta thay áo lót.
Bà Dì và tôi ra đứng ngoài khoảng trống ở đầu cầu thang, nơi ông Bekku đang đợi gần bên tấm gương cao soi được cả người, trông ông ta giống cái hôm ông dẫn Satsu và tôi đến đây. Tuần đầu sống ở nhà dạy kỹ nữ, tôi mới hiểu là nghề của ông ta không phải là nghề lôi các cô gái ra khỏi nhà họ, mà ông là thợ may, hàng ngày ông ta đến nhà dạy kỹ nữ để giúp Hatsumono mặc kimono cho đẹp.
Chiếc áo mà Hatsumono sẽ mặc tối ấy đang treo trên giá gần tấm gương. Bà Dì đứng vuốt ve cái áo cho đến khi Hatsumono đi ra, trên người mặc áo lót có màu sắc rỉ thật đẹp, trang trí bằng hình những chiếc lá màu vàng đậm. Lúc ấy, những việc xảy ra tiếp theo không làm cho tôi quan tâm lắm vì bộ áo kimono phức tạp sẽ làm cho những ai không quen mặc cảm thấy bối rối. Nhưng nếu việc mặc áo được giải thích rõ ràng thì cũng rất hay.
Thoạt tiên, anh phải hiểu rằng một bà nội trợ và một nàng geisha mặc kimono rất khác nhau. Khi bà nội trợ mặc kimono, bà ta sẽ dùng đủ thứ chêm để cái áo khỏi chụm vào nhau rất khó coi, và kết quả là việc chêm này làm cho bà thẳng đuột như cái cột đình. Nhưng gái geisha mặc kimono thường không cần chêm, và việc làm cho áo khỏi chụm lại không phải là vấn đề khó khăn. Cả bà nội trợ lẫn gài geisha trước hết phải cởi hết áo ra rồi vấn quanh hông một dung lụa; chúng tôi gọi dung lụa này là Koshimaki – “Lụa vấn hông”. Tiếp theo họ mặc ra ngoài váy lót kimono cụt tay, áo này mặc sát vào eo, rồi các thứ chêm trong như những cái gối nhỏ có dây xung quanh để buộc chúng vào người cho chắc. Trường hợp của Hatsumono thì khác, vì thân hình cô ta mảnh mai, hông nhỏ, mà cô ta đã quen mặc kimono nhiều năm rồi, nên cô ta không dùng các miếng chêm.
Cho nên, tất cả những thứ mặc thêm vào người ấy, phải cho thật kín khi mặc áo ngoài vào. Nhưng cái áo tiếp theo, cái áo lót, thực ra không hẳn là áo lót. Khi cô gái geisha biểu diễn múa hay thỉnh thoảng đi ngoài đường, cô ta có thể đưa tay trái nâng áo kimono lên cho khỏi vướng. Khi ấy họ sẽ để lộ ra chiếc áo lót từ đầu gối xuống, cho nên hình trang trí trên chiếc áo lót từ đầu gối phù hợp với hình ở chiếc kimono. Và cái cổ áo lót cũng được để lộ ra ngoài, y như cổ áo sơ mi của đàn ông khi họ mặc đồ vét vậy. Công việc của bà Dì ở nhà dạy kỹ nữ là phải khâu cổ áo mỗi ngày vào chiếc áo lót nào mà Hatsumono định mặc, rồi sáng hôm sau tháo ra để giặt sạch. Các geisha đang học nghề mang cổ áo màu đỏ, nhưng dĩ nhiên Hatsumono không phải là geisha đang học nghề; cổ áo cô ta màu trắng.
Khi Hatsumono ra khỏi phòng, cô ta mang tên người đủ các thứ tôi vừa nói – nhưng chúng tôi không thấy gì hết ngoài cái áo lót, áo này có sự dây buộc chặt quanh eo. Ngoài ra, cô ta mang đôi vớ trắng, chúng tôi gọi là tabi, vớ có nút cài dọc theo một bên rất sít sao. Như thể cô ta chỉ còn đợi ông Bekku mặc áo kimono ra ngoài nữa thôi. Nhìn cảnh ông ta mặc áo cho cô ta người ta mới hiểu tại sao vai trò của ông là cần thiết. Áo kimono có chiều dài bằng nhau, nên ngoại trừ những ai thật cao mới mặc vừa, còn người khác khi mặc vào, phải xếp bớt lên ở dưới chiếc khăn quàng lưng. Khi ông Bekku xếp vải thừa lên ở eo và buộc sợi dây cho nó đứng yên một chỗ, ta không thấy có chỗ nào phồng lên hết. Thảng hoặc có chỗ nào phồng lên, ông ta uốn chỗ này, nắn chỗ kia sao cho chỗ gấp phẳng phiu mới thôi. Khi ông ta làm xong, chiếc áo ôm sát vào cơ thể mỹ miều của cô Hatsumono…”
Mời bạn đón đọc.