Cuộc sống là một chuỗi sự kiện luôn biến đổi. Tôi tin rằng các bạn đều có rất nhiều nỗi lo trong công tác, học tập, tình yêu. Với tôi, nỗi lo lớn nhất là sức khỏe vì tôi đã không còn nó nữa.
Có lẽ các bạn sẽ hỏi tôi có buồn không? Tôi mong tất cả chỉ là một giấc mơ. Tất nhiên, cuộc sống lại chẳng phải như mơ. Và tôi biết rất nhiều ước mơ của tôi sẽ không có ngày trở thành hiện thực. Tôi cố gắng đứng lên giữa huyết và lệ đan xen, cố gắng dùng chút tàn lực của mình để làm cho cuộc đời tỏa được những tia sáng ấm áp”.
Đó chỉ là những dòng chữ ngắn, ngắt quãng trong tập ghi chép của cô gái trẻ Trần Tử Khâm (biệt danh Tiffany, người Đài Loan) mới được xuất bản với cái tên HOA HƯỚNG DƯƠNG KHÔNG CẦN MẶT TRỜI.
Những dòng chữ trên đã được Trần Tử Khâm viết trong trập trùng cơn đau. Và đau hơn, là bệnh tật (với hai khối ung thư quái ác trong mình) đã làm cho chị không còn một chút hy vọng nào cho khát vọng sống – một khát vọng cháy bỏng hơn ánh mặt trời.
Có cảm giác như cô gái yếu đuối kia phải bó tay bất lực trong những ngày cuối cùng ở cuối “đường hầm”?
Vậy mà Trần Tử Khâm làm cho tất cả những người đang sống phải ngạc nhiên. Cô bình tĩnh chống chọi với bệnh tật, bình tĩnh ghi chép, trao đổi, tâm sự, chia sẻ bao nhiêu điều trong cuộc sống với một tâm hồn rộng mở, độ lượng và lạc quan tới mức kì lạ: “Sự sống thật tuyệt vời. Nghiệm ra điều này, tôi thấy mình dũng cảm hơn xưa”.
Lòng quả cảm của Trần Tử Khâm làm người ta nhớ tới câu nói của nhà bác học nổi tiếng Albert Einstein: “Đời đẹp lắm, tôi chỉ muốn tận hưởng mãi thôi. Nhưng nếu Thượng đế bất ngờ bắt tôi phải ra đi thì tôi cũng không có gì phải sợ hãi. Tôi sẽ mau mau thu xếp công việc gọn ghẽ trong vài giờ và sẵn sàng nằm xuống, không van xin”.
HOA HƯỚNG DƯƠNG KHÔNG CẦN MẶT TRỜI làm người đọc xúc động với ba chi tiết rất riêng, rất thực. Cuốn sách ra đời đã tạo nên vang lớn không chỉ ở Đài Loan, hiện cuốn sách đã được xuất bản ở Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Inđônêxia, Thái Lan và Hàn Quốc. Nhưng cao hơn cả, là tấm gương của một cô gái mảnh mai, không chỉ biết chấp nhận số phận mà còn biết vượt lên số phận. Trần Tử Khâm đã gián tiếp gửi tới tất cả những người đang sống một thông điệp rắn rỏi: “Chết không có nghĩa là hết. Người ta vẫn có thể biến nỗi đau thành một giá trị, một biểu tượng của khí phách”.
Mời bạn đón đọc.
Theo Báo Thanh Niên 18/08/2006.
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn
Ẩm thực xứ Huế
TTCT – Một trong những đặc trưng nổi bật của văn hóa Huế là văn hóa ẩm thực. Món ngon xứ Huế là món ngon Chăm xưa kết hợp với món ngon Việt, món ngon dân gian cả nước hòa quyện món ăn cung đình và linh khí đất Thuận Hóa mà thành.
Văn hóa ẩm thực Huế qua từng giai đoạn luôn được những người đầu bếp giỏi hoàn thiện và nâng cao. Trong lịch sử ẩm thực Huế, món ăn Huế đã ba lần được đúc kết, soạn thành sách một cách công phu.
Cuối thế kỷ 19, bà Trương Đăng Thị Bích, con dâu của thi sĩ Tùng Thiện Vương Miên Thẩm, soạn cuốn Thực phổ bách thiên dạy nấu 100 món ăn bằng thơ thất ngôn tứ tuyệt. Cuốn sách độc đáo ấy đến nay vẫn còn lưu truyền. Kế đến, cô giáo Trường Đồng Khánh Hoàng Thị Kim Cúc, người khơi nguồn cho bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử, đã soạn sách giới thiệu 60 thực đơn bốn mùa với 600 món ăn “nấu theo lối Huế”. Và đến lượt cô giáo dạy nấu ăn của Trường trung học Nghiệp vụ du lịch Huế Hoàng Thị Như Huy ra mắt cuốn Nghệ thuật ẩm thực Huế (*) dày đến 464 trang, biên soạn công phu.
HOÀNG THỊ NHƯ HUY Sinh năm 1953, hiện cư ngụ tại Lạc Tịnh viên, nhà vườn nổi tiếng Huế. Tốt nghiệp khoa ngữ văn Đại học Sư phạm Huế, thủ khoa về món ăn VN của Trường Du lịch và khách sạn TP.HCM. Xem thêm nhiều hơn Thu gọn |