Hiểu Kinh Tế Qua Một Bài Học:
Trong một thời gian dài, không chỉ ở Việt Nam mà còn trên khắp thế giới, cơ chế thị trường luôn hứng chịu búa rìu công luận về những nan giải mà xã hội phải đối mặt như lạm phát, thất nghiệp, chênh lệch giàu nghèo, thậm chí cả chiến tranh cũng như suy đồi đạo đức. Chỉ đến khi những thử nghiệm thay thế cơ chế thị trường bằng cơ chế hoạch định tập trung bị thất bại trên hầu khắp các quốc gia, người ta mới bắt đầu nhìn nhận lại vai trò của thị trường đối với xã hội loài người. Tuy thế, ở nhiều nơi, người ta mới chỉ nhìn nhận một phần vai trò của nó, rằng thị trường quả có hữu ích thật nhưng nó vẫn chứa đầy khiếm khuyết, đòi hỏi chính phủ phải có trách nhiệm hiệu chỉnh những khiếm khuyết đó. Họ thực sự vẫn chưa hiểu được rằng thị trường là một cái gì đó “vốn có thể tiến triển không cần đến bàn tay của con người (và thậm chí không cần cả sự hiểu biết của chúng ta về nó)”, nhưng lại “giải quyết được những vấn đề mà chắc chắn chúng ta không tài nào có thể làm được một cách có ý thức”!.
Đúng là thị trường vẫn chưa đem lại những kết quả mà con người mong muốn. Nhưng đó một phần là do con người chưa biết khai thác đầy đủ các lợi ích của nó, một phần là do khung pháp luật và thể chế của chúng ta chưa thích ứng để bảo vệ nó, một phần là do các cơ quan chính phủ ở khắp mọi nơi đã liên tục làm tổn hại đến thị trường thông qua những hành động “hiệu chỉnh” nó. Đã đến lúc từng người dân, đặc biệt là giới trí thức, cần phải được trang bị những kiến thức nhất định về thị trường, để không những tự mình có thể khai thác được những tiềm năng vô hạn của nó, mà còn cất lên tiếng nói bảo vệ nó trước những ngụy biện về khả năng của một nhóm cá nhân trong việc “định hướng” thị trường vào một số mục tiêu cụ thể nào đó – những mục tiêu mà họ nghĩ rằng hàng động “định hướng” của họ sẽ mang lại lợi ích cho xã hội, nhưng kỳ thực lại làm tổn hại đến toàn xã hội.
Tất nhiên để có thể nắm bắt được những sức mạnh kỳ diệu dường như là “vô hình” của thị trường, đòi hỏi chúng ta phải tìm đọc thêm nhiều cuốn sách chuyên ngành. Nhưng bài học “nhìn xa trông rộng” mà cuốn sách của Henry Hazlitt cung cấp có thể coi là bài học đầu tiên và quan trọng bậc nhất của kinh tế học về cơ chế thị trường. Thật khó mà kiếm được cuốn sách hiện đại nào dễ hiểu, đòi hỏi ít thời gian, nhưng lại có thể cung cấp cho độc giả không chuyên trong lĩnh vực kinh tế học một bài học đáng giá như vậy!
– Nếu bạn muốn biết những người Mỹ ủng hộ thị trường tự do học kinh tế ở đâu, hãy đọc cuốn “hiểu kinh tế qua một bài học” của Henry Hazlitt, một tác phẩm xuất sắc, cô đọng, hàm súc. Được xuất bản lần đầu năm 1946, vào thời kỳ mà tư tưởng Nhà nước nắm quyền quản lý còn đang thống trị cả ở Mỹ và các nước khác, cuốn sách đã giúp hàng triệu người nhìn ra những hậu quả tồi tệ của việc đăt chính phủ vào vai trò quản lý đời sống kinh tế. Ngày nay sinh viên đại học khắp nước Mỹ và thế giới vẫn sử dụng cuốn sách và học hỏi từ nó. Có lẽ đây là cuốn sách về kinh tế được ưa thích nhất từ trước đến nay”. – Ludwig von Mises Institute
– Nếu như có giả Nobel cho tư duy kinh tế rõ ràng mạch lạc, cuốn sách của Hazlitt sẽ là một ứng cử viên sáng giá… Giống như con dao mổ của bác sĩ phẫu thuật, nó cắt bỏ một cách lạnh lùng và chính xác những giáo lý sai lệch được viết suốt trong những năm gần đây về các căn bệnh của nền kinh tế. – John W. Hanes, Nguyên thứ trưởng Bộ Tài Chính Mỹ.
Mục lục:
Lời giới thiệu cho ấn bản tiếng việt
Lời nói đầu (ấn bản mới)
Lới nói đầu (ấn bản đầu tiên)
Phần một: Bài học
Chương I: Bài học
Phần hai: Ứng dụng bài học trong thực tế
Chương II: Câu chuyện cửa kính vỡ
Chương III: Phúc lành của sự phá hủy
Chương IV: Công trình công cộng và gánh nặng thuế khóa
Chương V: Thuế ngăn cản sản xuất
Chương VI: Tín dụng làm chệch hướng sản xuất
Chương VII: Tác hại của máy móc
Chương VIII: Các chương trình nhằm chia sẻ việc làm
Chương IX: Giải trừ quân đội và đội ngũ công chức nhà nước
Chương X: Mọi người đều phải có việc làm
Chương XI: Ai được thuế quan “bảo hộ”?
Chương XII: Động lực cho xuất khẩu
Chương XIII: Các mức giá “tương đương”
Chương XIV: Hãy cứu ngành sản xuất x
Chương XV: Cơ chế hoạt động của hệ thống giá
Chương XVI: “Bình ổn” Giá hàng hóa
Chương XVII: Sự định giá của chính phủ
Chương XVIII: Tác động của việc kiểm soát giá thuê nhà
Chương XIX: Các điều luật về mức lương tối thiểu
Chương XX: Các công đoàn có thực sự làm tăng lương?
Chương XXI: “Đủ mua lại sản phẩm mình tạo ra”
Chương XXII: Chức năng của lợi nhuận
Chương XXIII: Ảo ảnh về lạm phát
Chương XXIV: Chế nhạo sự tiết kiệm
Chương XXV: Nhắc lại bài học
Phần ba: Bài học sau 30 năm
Chương XXVI: Xem xét lại bài học sau 30 năm
Về tác giả.
Mời bạn đón đọc.