Trong tiến trình lịch sử dân tộc, cùng với Phật giáo và Lão giáo, các nhà nước phong kiến Việt Nam đã chủ động tiếp nhận Nho giáo; lấy đó làm công cụ để tổ chức quản lý, điều hành xây dựng đất nước không chỉ trông vào cái tâm mà cần phải có tài, không chỉ cần đến tính thiện, lòng từ bi mà phải có điển chương – phong hóa, hình luật để chế tài. Muốn đất nước phát triển cũng không thể dựa vào đàn tràng bùa phép của Lão giáo mà phải bằng những biện pháp tổ chức cụ thể của Nho giáo. Vì vậy, Nho giáo đã từng bước phát triển ở Việt Nam để lại những dấu ấn vật chất là hệ thống di tích Nho học với qui mô và cấp độ khác nhau . Dẫu thịnh suy thăng trầm theo dòng thời cuộc , các di tích Nho học luôn là một trong những thiết chế xã hội chính yếu của các triều đại phong kiến Việt Nam . Việc nghiên cứu các di tích Nho học có ý nghĩa quan trọng trong việc nghiên cứu xã hội Việt Nam truyền thống, góp phần tìm lời giải cho sự phát triển đất nước hôm nay…
Mời bạn đón đọc.