- Vào trang riêng của tác giả
- Xem tất cả các sách của tác giả
Ngày nay chúng ta giàu có hơn những thế hệ trước đây rất, rất nhiều. Chúng ta có nhiều thực phẩm, quần áo, xe cộ và ngày nghỉ hơn, có những ngôi nhà to hơn, công việc thoải mái và sức khoẻ tốt hơn. Nhưng dù thu nhập được tăng lên hơn gấp đôi, người phương Tây vẫn không hạnh phúc hơn cha anh họ năm mươi năm trước. Giờ đây có những cách thức thông thái để đo đếm hạnh phúc, và đây là câu chuyện được kể bởi vô vàn những mảnh ghép của các nghiên cứu khoa học. Nó tiếp diễn như thế nào?
Hạnh phúc giải thích sự thật ẩn đằng sau cái nghịch lý trung tâm của đời sống chúng ta. Richard Layard xác định “Bảy nguyên nhân lớn” của hạnh phúc và bất hạnh và chỉ ra cách mà chúng ta đang tiếp tục đầu độc hạnh phúc của mình bằng việc so sánh chính chúng ta với những người khác về mặt tôn ty xã hội. Ông cho rằng, hạnh phúc tự nó hiển nhiên là một mục tiêu thực tế của xã hội và ông đặt câu hỏi: nếu chúng ta thực sự muốn sống hạnh phục hơn, chúng ta nên làm gì khác đi – với tư cách một xã hội và trong đời sống tinh thần? Những câu trả lời của ông luôn gây bất ngờ.
Kết hợp những nghiên cứu mới nhất trong các lĩnh vực kinh tế học, tâm lý, khoa học thần kinh, xã hội học, triết học và chính sách xã hội Richard Layard đã kiến tạo một cách nhìn độc đáo và thú vị về xã hội và cuộc sống của chính con người chúng ta.
Mục lục:
Lời nói đầu
Phần 1: Vấn đề
1. Đâu là vấn đề?
2. Hạnh phúc là gì?
3. Phải chăng chúng ta đang ngày càng hạnh phúc
4. Nếu anh giàu có như thế, tại sao anh không hạnh phúc?
5. Vậy điều gì làm cho ta hạnh phúc?
6. Sai lầm ở chỗ nào?
7. Chúng ta có thể theo dõi một điều thiện chung không?
Phần 2: Có thể làm được gì
8. Hạnh phúc lớn nhất: Mục tiêu đây chăng?
9. Khoa kinh tế học có đầu mối nào chăng?
10. Chúng ta làm thế nào chế ngự cuộc tranh đua quyết liệt này?
11. Chúng ta có đủ các điều kiện để đảm bảo cho an sinh không?
12. Trí tuệ có điều khiển được tâm trạng?
13. Thuốc có tác dụng không?
14. Các kết luận cho thế giới hôm nay
Lời cảm ơn
Nguồn gốc các bảng, các biểu đồ và đồ thị
Danh mục các phục lục
Chú thích
Tài liệu tham khảo.
Mời bạn đón đọc.
Hạnh phúc: Những bài học từ một môn khoa học mới
Bảy nguyên nhân của hạnh phúc và bất hạnh là gì? Câu hỏi trên sẽ được nhà kinh tế học nổi tiếng người Anh Richard Layard trả lời qua tác phẩm Hạnh phúc: Những bài học từ một môn khoa học mới (bản dịch của Hiếu Tân) vừa được Nhà xuất bản Tri Thức ấn hành.
TNO) Bảy nguyên nhân của hạnh phúc và bất hạnh là gì? Câu hỏi trên sẽ được nhà kinh tế học nổi tiếng người Anh Richard Layard trả lời qua tác phẩm Hạnh phúc: Những bài học từ một môn khoa học mới (bản dịch của Hiếu Tân) vừa được Nhà xuất bản Tri Thức ấn hành.
Giáo sư kinh tế học Richard Layard, sinh năm 1934, là người sáng lập Trung tâm Economic Performance tại London School of Economics. Từ năm 2000, ông là thành viên của Thượng viện Anh. Ngoài những công trình nổi tiếng về tình trạng thất nghiệp, bất công được xem là đặt cơ sở lý luận cho các cải cách về chính sách thất nghiệp tại Anh; ông còn được biết đến với tư cách là một chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu về các vấn đề hạnh phúc của con người.
Với niềm tin rằng hạnh phúc của xã hội không cần thiết phải đánh đồng với thu nhập xã hội, Richard Layard đã chỉ ra cách mà chúng ta đang tiếp tục đầu độc hạnh phúc của mình bằng việc so sánh chính chúng ta với những người khác về mặt tôn ty xã hội. Kết hợp những nghiên cứu mới nhất trong các lĩnh vực kinh tế học, tâm lý, khoa học thần kinh, xã hội học, triết học và chính sách xã hội, qua tác phẩm Hạnh phúc: Những bài học từ một môn khoa học mới (xuất bản tại Anh năm 2005), Richard Layard đã kiến tạo một cách nhìn độc đáo và thú vị về xã hội và cuộc sống của chính con người chúng ta.
Cùng với chủ đề trên, Richard Layard còn có cuốn The Depression Report ra mắt vào năm 2006.
"Thôi được, nếu ông không thể tìm cách tăng lương cho tôi, thì xin ông xem có thể giảm lương thằng cha Parkerson được không?" |
Giả sử người ta yêu cầu bạn chọn sống tại một trong hai thế giới tưởng tượng có giá sinh hoạt như nhau:
• Ở thế giới thứ nhất bạn kiếm được 50 ngàn đô la mỗi năm, trong khi người khác kiếm được 25 ngàn (trung bình). • Ở thế giới thứ hai bạn kiếm được 100 ngàn đô la mỗi năm, trong khi người khác kiếm được 250 ngàn (trung bình).
Bạn chọn thế giới nào? Câu hỏi này được đặt cho một nhóm sinh viên Harvard và đa số thích thế giới thứ nhất hơn. Họ thích nghèo hơn, miễn là tương quan của họ khá hơn. Nhiều cuộc nghiên cứu khác cũng đi đến cùng kết luận. Người ta quan tâm nhiều đến thu nhập tương đối, và họ vui lòng chịu giảm mức sống đáng kể nếu họ có thể vươn cao hơn trong so sánh với người khác.
(Trích Chương 4: Nếu anh giàu có như thế, tại sao anh không hạnh phúc?)
|
D.B
(tổng hợp)
Nguồn: Báo Thanh Niên
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn