Lịch sử văn hóa của một dân tộc không phải của riêng cá nhân nào, chính vì vậy, việc bảo tồn, gìn giữ và phát triển lịch sử văn hóa cũng không phải riêng một người nào có thể gánh vác được, nó thuộc về nhận thức chung của toàn xã hội và vai trò của từng nhân tố trong mỗi chặng đường lịch sử. Lịch sử là một khoa học. Lịch sử không phải là việc thống kê sự kiện một cách khô khan rời rạc. Bởi mỗi sự kiện trong tiến trình đó đều có mối liên kết chặt chẽ với nhau bằng sợi dây vô hình xuyên suốt không gian và thời gian tạo nên lịch sử của một dân tộc.
Theo nhiều kết quả khảo sát, đánh giá nhu cầu của bạn đọc cho thấy, “lỗ hổng lịch sử” ở không ít người trẻ hiện nay hoàn toàn có thể bù lấp một phần dựa trên nhiều nguồn tư liệu, công trình nghiên cứu, sách cổ sách quý hiện đang được các Viện nghiên cứu, các tổ chức, cá nhân lưu giữ. Tủ sách Góc nhìn sử Việt với mục đích chung tay tái hiện một cách rõ nét những mảnh ghép lịch sử dân tộc.
Phạm vi nghiên cứu của địa lý học lịch sử rất rộng. Đất nước Việt Nam qua các đời chỉ nhằm phục vụ những yêu cầu trực tiếp của việc nghiên cứu và giảng dạy lịch sử Việt Nam đề ra những vấn đề có thể nói là sơ bộ, từ đó mà hiểu thêm được về phương diện địa lý những sự kiện quan trọng của thông sử Việt Nam. Chủ yếu là nghiên cứu phần địa lý hành chính để nhận định cương vực của nhà nước và vị trí các khu vực hành chính trải qua các đời, rồi đến quá trình mở mang lãnh thổ. Đồng thời tác giả lại nghiên cứu khía cạnh địa lý của những cuộc chiến tranh chống ngoại xâm quan trọng thời phong kiến, tức là sự nghiệp bảo toàn đất nước trải qua các đời.
“Các chúa Nguyễn có công chinh phục và khai phá vùng đất Nam Kỳ. Nhờ đó mà khi các chúa Nguyễn mất ngôi (1774), một người cháu của các chúa Nguyễn là Nguyễn Phúc Ánh đã sử dụng được nhân tài vật lực của Nam Kỳ để khôi phục lại được ngai vàng, mở ra triều đại các vua Nguyễn sau này.”
Mời bạn đón đọc.