Nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực kinh tế đối ngoại có chất lượng cao và phục vụ công tác nghiên cứu khoa học. Bộ môn Chính sách thương mại quốc tế biên soạn Giáo trình kinh tế ngoại thương nhằm giới thiệu một số kiến thức cơ bản liên quan đến những vấn đề có tính chất kinh tế trong hoạt động ngoại thương và hệ thống chính sách nhằm khuyến khích, đẩy mạnh hoạt động thương mại quốc tế, đồng thời có tác dụng quản lý hoạt động xuất nhập khẩu thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ kinh tế – xã hội trong nước, phù hợp với điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
Đối tượng cuốn giáo tình phục vụ chủ yếu là sinh viên chuyên ngành kinh tế đối ngoại, kinh doanh quốc tế, tài chính quốc tế, ngân hàng và thị trường thương mại, tiếng Anh thương mại, tiếng Pháp thương mại,… Bậc Đại học hệ chính quy và phi chính quy tại trường Đại học Ngoại thương và các trường kinh tế khác. Giáo trình cũng là tài liệu tham khảo bổ ích cho các bạn đọc quan tâm đến vấn đề kinh tế và chính sách thương mại quốc tế.
Giáo trình kinh tế ngoại thương xuất bản lấn náy so PGS,TS. Nguyễn Hữu Khải biên soạn dựa trên một số tư liệu của giáo trình đã xuất bản lần thứ nhất (năm 1994), và tái bản vào cuối năm 1995, 19997 và năm 2002 do GS, TS Bùi Xuân Lưu chủ biên. Đồng thời giáo trình đã sửa chữa, bổ sung, cập nhật những tư liệu mới nhất liên quan đến kinh tế ngoại thương và chính sách thương mại quốc tế trong bối cảnh Việt Nam sẽ là thành viên của tổ chức Thương mại thế giới.
Mục Lục:
Lời nói đầu
PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG
Chương 1: Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu
Chương 2: Những lý thuyết bàn về lợi ích của ngoại thương
Chương 3: Mối quan hệ giữa ngoại thương và các lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế
Chương 4: Hiệu quả kinh tế của hoạt động ngoại thương
PHẦN II: NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ
Chương 5: Sơ lược về ngoại thương Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945
Chương 6: Ngoại thương Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám năm 1945
PHẦN III: CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM
Chương 7: Chiến lược phát triển ngoại thương
Chương 8: Cơ chế quảnlý xuất nhập khẩu
Chương 9: Chính sách nhập khẩu
Chương 10: Chính sách xuất khẩu.
Mời bạn đón đọc.