Giáo Dục: Xin Cho Tôi Nói Thẳng
Để giúp bạn đọc hiểu thêm và chia sẻ với những trăn trở đầy tâm huyết, trí tuệ và trách nhiệm đối với vấn nạn giáo dục của nước nhà mà Giáo sư nêu lên, Nhà xuất bản Tri thức trân trọng giới thiệu với bạn đọc Tuyển tập các bài viết của Giáo sư về giáo dục đã được công bố trên các phương tiện truyền thông đại chúng trong khoảng 15 năm gần đây dưới nhan đề Giáo dục: Xin cho tôi nói thẳng.
Qua tập sách này, chúng tôi hi vọng lời kêu gọi thiết tha của Hoàng Tụy về một cuộc "Cải cách toàn diện và triệt để" nền giáo dục nước nhà tiếp tục vang vọng; vẫy gọi tất cả những ai tự coi mình là người tử tế, có lương tri, tham gia vào cuộc Vận động Cách mạng giáo dục vì tương lai con cháu chúng ta, vì sự nghiệp trường tồn của Dân tộc, vì sự phát triển bền vững của Đất nước.
Mục lục:
Lời nhà xuất bản
-
Suy nghĩ về tình hình giáo dục hiện nay
-
Giáo dục và khoa học – một bài toán khó
-
Ước nguyện cuối thế kỷ: Một cơ chế thông minh để phát huy nội lực
-
Đại học Việt Nam trước thềm thế kỷ XXI
-
Hiện đại hóa giáo dục để đi vào kinh tế tri thức
-
Cần bình đẳng về cơ hội học tập cho học sinh nông thôn
-
Những nghịch lý giáo dục
-
Chuyện chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư: còn nhiều điều chưa ổn?
-
Giải pháp tiền lương để cứu giáo dục
-
Cắt bỏ ba khối u dị dạng trên cơ thể giáo dục
-
Kiến nghị – 2004 Chấn hưng, cải cách, hiện đại hóa giáo dục
-
Người thầy trong nhà trường hiện đại
-
Vấn đề trong năm mới: Giáo dục là hàng hóa?
-
Giáo dục đại học trước áp lực thương mại hóa
-
Tài năng trong thời đại kinh tế tri thức và toàn cầu hóa
-
Ngượng
-
Có nên đấu thầu các đề tài nghiên cứu khoa học
-
Gian lận thi cử có phải do bệnh thành tích?
-
Xã hội hóa hay là đẩy gánh nặng cho dân?
-
Học phí và đổi mới giáo dục
-
Khủng hoảng giáo dục: Nguyên nhân và lối ra trước thách thức toàn cầu hóa
-
Để có tầng lớp trí thức xứng đáng
-
Kiến nghị – 2009 cải cách, hiện đại hóa giáo dục
-
Giáo dục: Xin cho tôi nói thẳng
-
Gian, dỏm – chẳng phải chuyện nhỏ!
-
Tái cấu trúc và sửa lỗi hệ thống
***
Đánh giá sách:
"Là người đã gắn bó với giáo dục 60 năm nay, qua đủ mọi cấp học, nếm trải đủ mọi khó khăn từ kháng chiến qua bao cấp, tôi hết sức lo lắng cho nền học của nước nhà. Hơn lúc nào hết trong lịch sử, khắp nơi trên thế giới người ta đều hết sức coi trọng giáo dục. Hơn nữa, ngành này đã thay đổi sâu sắc trong mấy thập kỷ qua. Ngày càng rõ là chúng ta không chỉ tụt hậu mà nguy hiểm hơn là đang đi lạc khá xa con đường chung của thế giới. Tình hình nghiêm trọng đó được báo động từ 15 năm nay, nhưng chúng ta vẫn dửng dưng, tự ru ngủ bằng những thành tích giả và lún sâu vào khủng hoảng mà không hay biết. Nếu không sớm tỉnh ngộ để chấn hưng giáo dục thì hội nhập sẽ vô cùng khó khăn."
– Hoàng Tụy
Mời bạn đón đọc.