Trong Tông huấn “Giáo hội tại Á Châu” (1999), Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã viết: “Chứng tá Kitô đích thực là hết sức cần thiết cho ngày hôm nay, vì con người thời nay tin các chứng nhân hơn là các thầy dạy” (số 42).
Vì thế, việc sống đạo của người, gia đình và cộng đoàn công giáo là điều rất quan trọng và đáng được xem là “ưu tiên số một” của Giáo hội và các gia đình công giáo trong Thiên Niên Kỷ thứ 3 này. Nói theo cách nói của Phong Trào Cursillo – một Phong Trào Canh Tân Đời Sống Kitô hữư từ căn bản – thì người, gia đình và cộng đoàn Kitô hữu không được dừng lại ở mức Mộ Đạo mà phải tiến tới mức Hiểu Đạo và nhất là mức Hành Đạo hay Sống Đạo mới là hoàn hảo.
“…Khi nói “gia đình sống đạo” là chúng ta nhấn mạnh đến chiều kính cộng đoàn, chiều kích gia đình trong việc thể hiện đức tin mà không còn dựng lại ở tính cách các nhân của người tín hữu. Từ trong việc tham dự các cử hành phụng vụ, cầu nguyện cho đến việc loan báo Tin Mừng, làm chứng cho Tin Mừng, thể hiện lòng bác ái và tinh thần phục vụ của Kitô giáo, tính tập thể, gia đình, cộng đoàn đều được làm nổi bật. Trước kia là cá nhân đi lễ. Bây giờ là cả gia đình cùng tham dự thánh lễ. Trước kia người cha, người mẹ hay người anh, người chị làm việc tông đồ. Bây giờ cả bố mẹ con cái làm việc tông đồ. Trước kia người cha, người mẹ bớt tiền chợ để giúp đỡ người nghèo. Bây giờ mọi thành viên trong gia đình đều bớt ăn bớt tiêu để chia sẻ với người nghèo hay hỗ trợ công việc truyền giáo. Trước kia chứng tá đức tin là của mõi cá nhân trong gia đình (có người làm chứng nhưng cũng có người làm phản chứng). Ngày nay chứng ta đức tin là của cả gia đình.
Nếu đọc kỹ sách Tông đồ Công vụ chúng ta sẽ thấy Giáo hội công giáo lúc ban đầu mang đậm tính gia đình (household). Vì thế ngày nay Giáo hội đặt ưu tiên vào việc gia đình sống đạo là cách trở về nguồn cội của Kitô giáo, đồng thời là đáp ứng nhu cầu thâm sâu nhất của nhân loại ngày nay, vì gia đình đang gặp rất nhiều thử thách trong giai đoạn hiện nay…”
Mục lục:
Lời nói đầu
Bài 1: Thế nào là gia đình sống đạo?
Bài 2: Gia đình sống đạo là thể hiện những giá trị và truyền thống về văn hoá và tôi giáo của gia đình á châu
Bài 3: Gia định sống đạo là thể hiện niềm tin Kitô giáo của gia đình công giáo
Bài 4: Gia đình sống đạo là thể hiện niềm tin Kitô giáo của gia định công giáo (TT)
Bài 5: Gia đình sống đạo là thể hiện đức cậy hay niềm hy vọng Kitô giáo của gia đình công giáo
Bài 6: Gia đình sống đạo là thể hiện đức mến Kitô giáo của gia đình công giáo
Bài 7: Gia đình sống đạo là thể hiện đức mến Kitô giáo của gia đình công giáo (TT)
Bài 8: Gia đình sống đạo là sống bí tích thánh tẩy hay thể hiện tư cách là Kitô hữu của mình
Bài 9: Gia đình sống đạo là sống bí tích thêm sức hay thể hiện tư cách là Kitô hữu trưởng thành của mình
Bài 10: Gia đình sống đạo là sống bí tích thánh thể là bí tích tình yêu
Bài 11: Gia đình sống đạo là sống bí tích thánh thể là bí tích tình yêu (TT)
Bài 12: Gia đình sống đạo là sống bí tích hôn phối là bí tích làm nên gia đình công giáo
Bài 13: Gia đình sống đạo là sống bí tích thống hối và giao hoà là một trong hai bí tích chữa lành
Bài 14: Gia đình sống đạo là sống bí tích xức dầu bệnh nhân là bí tích chữa lành thứ hai
Bài 15: Gia đình sống đạo là quý trọng bí tích truyền chức và cổ võ ơn gọi linh mục trong cộng đoàn giáo hội
Bài 16: Gia đình sống đạo là hưởng ứng và tham gia cuộc gặp gỡ quốc tế các gia đình lần thứ 5 tại Valencia (Tây Ban Nha)
Bài 17: Gia đình sống đạo là trở nên môi trường đầu tiên và chính yếu của việc chuyển giao đức tín
Bài 18: Gia đình sống đạo là trở nên thửa ruộng hay mảnh đất tốt
Bài 19: Gia đình sống đạo là củng cố và tăng cường nền tảng giáo lý cho con cái
Bài 20: Để giúp gia đình công giáo Việt Nam sống đạo tốt hơn
Mời bạn đón đọc.