“Tập sách này ghi nhận các hình thức diễn xướng dân gian ở vùng đất Gia Định – Sài Gòn xưa, tức khuôn trong địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay. Cụ thể gồm các phần chính như sau:
I. Các hình thức diễn xướng trữ tình, bao gồm các thể loại dân ca, hò, hát, lý…
II. Các hình thức diễn xướng tự sự dân gian bao gồm các lối nói vè vần, nói thơ, nói tuồng.
III. Các hình thức diễn xướng nghi lễ, gồm các hình thức diễn xướng tổng hợp trong lễ hội cúng miễu, cúng Kỳ yên ở đình làng, diễn xướng nghi lễ trong các cuộc trai đàn chẩn tế và đặc biệt là hát sắc bùa trong dịp Tết Nguyên đán.
IV. Các hình thức múa lốt: múa Hẩu, múa Lân, múa Rồng…Gia Định – Sài Gòn là xứ đô hội ở ngã ba đường, luôn đón lấy những luồng giao lưu văn hóa rộng lớn với thế giới bên ngoài nên các dạng thức văn hóa nói chung, các loại hình nghệ thuật biểu diễn nói riêng luôn đổi thay không ngừng để đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của công chúng từng thời đại. Hệ quả của sự đổi thay đó không chỉ mau chóng làm biến dạng mà còn làm mai một di sản truyền thống. Do đó, những gì được trình bày trong tập sách này là kết quả tổng hợp những dữ liệu điều tra điền dã từ những năm 1980 – 1999 ở các quận huyện thuộc Thành phố Hồ Chí Minh và một số địa phương lân cận và những tài liệu thư tịch hiện có thể tìm đọc được”.
Mời bạn đón đọc.