Xem sách hay

Gào Thét Trong Mưa Bụi

Mua ở đâu?
Dư Hoa

Dư Hoa

“… Trong suốt thời gian tôi ở Cửa Nam, anh trai chỉ có một lần duy nhất xin tôi tha thứ. Anh đã bổ liềm vào đầu tôi, máu chảy đầy mặt.

Việc này xảy ra ở chuồng cừu nhà tôi. Đầu tiên tôi bị đánh vào đầu một đòn choáng váng, không biết đã xảy ra chuyện gì, tôi chỉ thấy thái độ của anh mình đột nhiên thay đổi, sau đó mới cảm thấy máu chảy xuống mặt.

Anh tôi chặn đứng ở cửa, tỏ vẻ kinh hoàng bối rối, van xin tôi rửa sạch máu. Tôi cứ khăng khăng đẩy anh, chạy ra đầu thôn, ra chỗ bố tôi ngoài đồng.

Lúc ấy dân làng đều đang tưới phân trên ruộng rau. Gió thổi đến. Tôi ngửi thấy mùi phân thum thủm. Khi đến gần ruộng rau, tôi nghe thấy mấy người đàn bà kêu rú lên. Tôi lơ mơ nhìn thấy mẹ tôi chạy đến. Đến trước mặt tôi, mẹ tôi hỏi một câu sao vậy. Tôi không trả lời, đi thẳng đến chỗ bố.

Tôi nhìn thấy bố cầm cái gáo phân dài dài, vừa giơ lên khỏi thùng phân, dừng lại, nhìn tôi chạy đến.

Tôi nghe thấy mình nói một câu:

– Anh trai đánh.

Bố tôi vứt gáo tưới phân, nhảy lên bờ, hấp ta hấp tấp chạy về nhà.

Nhưng tôi đâu biết, sau khi tôi đi, anh trai đã lấy liềm cố tình rạch một vết trên mặt thằng em tôi. Khi em tôi há mồm sắp oà khóc, anh đã giải thích với nó rồi xin nó tha. Anh xin tha không có tác dụng đối với tôi, nhưng đối với thằng em lại khác.

Khi tôi về đến nhà, không nhìn thấy anh trai bị trừng phạt, mà là bố cầm sợi dây thừng đang đứng chờ tôi dưới gốc cây du.

Do thằng em vu cáo, sự thực đã bị bóp méo thành do tôi lấy liềm bổ vào mặt thằng em trước, sau đó anh tôi mới trị lại tôi.

Bố trói tôi vào thân cây. Tôi suốt đời khó quên trận đòn ấy. Khi tôi bị đánh, bọn trẻ con trong thôn háo hức xúm lại xem. Hai người anh em của tôi vô cùng tươi tỉnh đứng duy trì trật tự…”.

– “Trong tác phẩm này, sự ly kì và bình thường hoà quyện với nhau trong lối kể chuyện hấp dẫn mạnh mẽ của nhà văn, thủ pháp kể chuyện có tính kịch, dàn trải tình tiết như một tác phẩm âm nhạc, bằng phương thức có một không hai, nhà văn đã dẫn đắt người đọc đi đến chỗ cùng cực của nhân tính, rồi lại trở về với những lo lắng và niềm vui thời thơ ấu” – Bộ trưởng văn hoá Pháp, Jeans Jacques Aillagon.

Mời bạn đón đọc.

 
Mua ở đâu?