FISH! – Thay đổi cách nhìn và thái độ sống là một câu chuyện bắt đầu từ Mary Jane – người được giao phụ trách một nơi làm việc có thái độ trì trệ nhiều năm liền, nơi có những con người, và môi trường làm việc tệ hại không thể thay đổi được, một môi trường được mệnh danh là “bãi rác sinh lực độc hại”. Cảm giác bất lực, chán nản đã hoàn toàn xấm chiếm Mary Jane trong những ngày đầu. Thật bất ngờ, trong một lần ghé thăm khu chợ cá Pike Place đầy thú vị, những ý tưởng bổ ích từ khu chợ cá đặc biệt này đã giúp cô làm được những điều tuyệt vời… Phòng ban do Mary Jane phụ trách đã có sự thay đổi và tiến bộ rõ rệt, năng suất làm việc đã gia tăng, các nhân viên làm việc với thái độ tích cực và phấn khởi hơn…
Ý tưởng của Triết Lý Chợ Cá Cho Cuộc Sống (tác giả: tiến sĩ Stephen Lundin, đồng tác giả: John Christensen, Harry Paul, Philip Strand) được xây dựng dựa trên những kinh nghiệm thực tế, từ những câu chuyện mà các tác giả đã chứng kiến và trải qua tại khu Chợ Cá Seattle Nổi Tiếng Thế Giới. Những người bán cá tại khu chợ cá Seattle này cho rằng, khi làm việc cũng như khi bắt đầu một ngày mới, chúng ta cần phải chọn lựa cho mình một thái độ sống và làm việc tốt nhất, chúng ta phải biết tạo ra một môi trường làm việc và một cuộc sống luôn đầy ắp niềm vui, để mỗi ngày trôi qua đều là một ngày đáng nhớ, cuối cùng là phải biết tập trung vào công việc, tận tụy và hết lòng vì mọi người xung quanh. Và đó cũng chính là những triết lý mà tác giả muốn truyền đạt cho chúng ta – những người luôn sẵn sàng và biết cách thay đổi để tìm cơ hội thành công, hạnh phúc trong cuộc sống.
Tiến sĩ Stephen Ludin vừa là một nhà sáng tác vừa là một đạo diễn phim. Ông tốt nghiệp khoa Giảng dạy kinh tế và có kinh nghiệm quản lý cho rất nhiều công ty khác nhau. Thông qua những câu chuyện trong 2 quyển sách này, tác giả muốn cho chúng ta thấy sự thành công của những người đã áp dụng Triết lý Chợ Cá vào công việc: họ luôn biết sống và làm việc với niềm say mê tột độ, họ biết tạo ra nguồn cảm hứng sáng tạo, biết làm cho cuộc sống xung quanh mình trở nên năng động, tràn đầy sinh lực và niềm vui. Tờ báo Wall Street Journal nhận xét: “Đây là những câu chuyện bé nhỏ nhưng mang lại ý nghĩa vô tận cho cuộc sống của bạn”.
Những ý tưởng mới mẻ, quý báu trong FISH! – Thay đổi cách nhìn và thái độ sống đã nhanh chóng lan rộng và được áp dụng hiệu quả tại các công ty, tập đoàn lớn ở 28 quốc gia trên thế giới, tạo ra điều kỳ diệu trong việc thay đổi môi trường, thái độ, tinh thần làm việc và cách thức phục vụ khách hàng của hàng ngàn nhân viên, lãnh đạo và những người quản lý tại các tập đoàn, công ty hàng đầu thế giới như Microsoft, P&G, Abbott Labs, Ford, Johnson & Johnson, Prudential, AAA, Sprint, Estée Lauder Cosmestic Company, 3M, Southwest Airlines, AT&T, Arrow Electronics UK Ltd., Bristol-Myers Squibb, Harley-Davidson, Mayo Clinic, Nabisco, National Weather Service, Nordstrom, Wells Fargo, Viện Quản Trị Doanh Nghiệp Uc, Tập đoàn Ngân hàng châu Phi, Trường Đại học Y Dược Florida…
Fish! Triết Lý Chợ Cá Cho Cuộc Sống đã trở thành một hiện tượng lan rộng khắp các châu lục, và đang tạo ra một luồng sinh khí mới ở khắp mọi nơi. First News trân trọng giới thiệu với bạn đọc hai quyển đầu tiên trong bộ Fish và mong rằng nó sẽ giúp ích cho bạn trong công việc. Đây cũng là một món quà độc đáo, ý nghĩa để bạn dành tặng cho bạn bè, đồng nghiệp và người thân…
Mời bạn đón đọc.
Điều đáng nói là từ những thực tế ở chợ, Stephen Lundi đã mang “các câu chuyện nhỏ bé” vào một nội dung lớn trong cuộc sống, kinh doanh, ứng xử để “mỗi ngày trôi qua đều là một ngày đáng nhớ”. Mặt khác “triết lý chợ cá” góp phần tác động tích cực đến những thành công ở các công ty nổi tiếng thế giới như hãng xe hơi Ford, dịch vụ nối kết toàn cầu Sprint, tập đoàn Tile Tech, Johnson&Johnson, Microsoft, AT & T, Wells Fargo… Là bộ sách bán chạy nhất 3 năm liền ở Mỹ, được Công ty First News (TP.HCM) dịch và ấn hành tại Việt Nam theo hợp đồng bản quyền với NXB Hyperion (Hoa Kỳ). “Triết lý chợ cá” vừa ra mắt bạn đọc hôm 13/6 và đang hướng đến những “phiên chợ sách” hè 2005.
Nguyễn (Thanh niên 17/06/05)
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn
Mất tích hay chạy trốn sự cô độc?
(T mất tích của nhà văn THUẬN – Nhã Nam và NXB Hội Nhà Văn)
TT – Câu chuyện bắt đầu từ việc đứa bé gái bị bỏ quên, không người đến đón trước cổng trường. Cha em đã phải đón em về từ đồn cảnh sát. Và sau 48 tiếng, T – người mẹ vẫn thường đón em lúc 15g30 chiều – không trở về nhà, người ta khẳng định: T mất tích.
T mất tích. Nhịp sống của người chồng – nhân vật tôi trong truyện – vẫn diễn ra như thường nhật. Anh ta cố gắng không bỏ một buổi làm nào và lúc nào cũng toan tính về những đề án mới. Đứa con gái nhỏ chịu sự đưa đón của đôi vợ chồng người bảo vệ già, cũng không đòi T – một sự im lặng và cam chịu như đã quen từ bố mẹ.
“T mất tích thì để cho cảnh sát tìm”, người chồng còn cảm thấy khó chịu khi cảnh sát yêu cầu cung cấp ảnh của vợ. “Không ai thừa thời gian chỉ vì một bức chân dung” và anh ta cũng “không có thói quen mở tủ riêng của người khác”. Một sự vô tâm đến tàn nhẫn.
Có lẽ chính T đã quyết định “mất tích”. Nỗi cô độc ở đây không hiện hình thành ngôn ngữ nhưng lại giăng giăng như một lớp sương mù. Không chỉ có T, mà người chồng cũng sống cô độc: “Cũng như T, tôi không có nhiều người thân”, ngoài ông bố và bà mẹ kế ở xa chẳng mấy khi gặp nhau. Đám cưới của “tôi” và T chỉ có bốn người bạn thân chứng giám. “Tôi” và T cũng không thích những buổi giao du, họp mặt đông người vì “họ toàn là những người rỗi hơi, chán ngấy”. Cuộc sống của “tôi” và T tuần hoàn mỗi ngày với sự tính toán thời gian hoàn hảo đến từng giây từng phút. T cô độc vì sống với một người chồng vô tâm, người chồng cô độc vì chính sự vô tâm của mình.
Một gia đình yên ấm giả tạo cho đến ngày T mất tích, người chồng chợt nhận ra rằng mình không thể nào phát âm chuẩn tên của vợ, không một lần lắng nghe vợ tâm sự. Anh ta không thể lý giải nổi vì sao T lại mất tích cho đến khi cũng vì sự nghi ngờ mà anh ta đã mở toang cửa tủ của T và phát hiện các ngăn tủ đều trống trơn. Anh ta chấp nhận việc T mất tích như một tất yếu, bởi nếu có cố gắng kéo T trở về thì biết đâu, người chồng nghĩ, T sẽ giống như “bà già ngồi trên đường ray đợi đoàn tàu” vì không chịu nổi hai từ “ổn định”.
Đến cuối tác phẩm, người đọc cũng không thể biết được T là ai, nhưng lại nhận ra dường như T không riêng là ai cả. Và sẽ còn nhiều người như T, mất tích hay là trốn chạy khỏi nỗi cô độc ngay trong chính ngôi nhà của mình.
“Cô ấy đã dọn đến một nơi thật xa, không mở tài khoản, không điện thoại, không kết bạn, mai danh ẩn tích để mãi mãi nằm trong danh sách mất tích của bộ nội vụ”. Một kết thúc “mất tích” khiến người đọc cảm thấy đau thật là đau…
ANH QUYÊN
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn