Emma:
Jane Austeb đã dựng lên bộ khung khôi hài của giới trung lưu Anh quốc ở thời đại đó, mở đầu xu hướng cho nền “tiểu thuyết gia đình” khi xói vào cung cách, nhân phẩm, sự căng thẳng giữa các nhân vật nữ và xã hội mà họ đang sống. Jane Austeb đã thoát khỏi mô-típ văn học thời đại cô sống, vốn vẫn đưa ra nhân vật nữ luôn có đức độ, truyện tình luôn thơ mộng, và những sự kiện ngẫu nhiên gây đột biến cho câu chuyện. Đặc điểm này đã khiến tiểu thuyết của tác giả có mối tương quan gần gũi với thế giới đương đại hơn là những truyền thống của thế kỷ 18.
Trong tác phẩm của mình, tác giả đã dựng nên những mẫu người mà các nhà phê bình văn học gọi là “nữ anh hùng”. Đầy là những cô gái trẻ thuộc gia đình hoặc có vật chất kém hoặc rất giàu, nhưng có điểm chung là cứng cỏi hoặc ương ngạnh, muốn biểu hiện là chính mình” tự chủ – ngay cả kiêu hãnh và ngang bướng – đến mức như ta nói bây giờ là “có cá tính!”. Có người trở nên phóng khoáng, sống cho tình cảm của mình hoặc khăng khăng làm theo ý mình. Điều tốt đẹp sau cùng của những “nữ anh hùng” này là họ cũng vấp ngã, nhưng cũng biết nhìn nhận lầm lỗi của mình và tha thứ cho lầm lỗi của người khác.
Qua tác phẩm, người đọc có thể nhận ra những mẫu người “trần thế”, không tuyệt với mà cũng không tồi tệ, nhưng phức tạo, trong bối cảnh tình yêu lãng mạn bị chi phối bởi kinh tế và bản chất thật của con người, qua đấy họ thể hiện “tài” và “tật” mà gia đình và xã hội đã góp phần đúc khuôn họ.
Như hai tác phẩm “Kiêu hãnh và định kiến”, “Lý trí và tình cảm”, “Emma” của Jane Austeb cũng đã được chuyển thể qua loại hình nghệ thuật nghe nhìn khá thành công. Bộ phim Emma năm 1966 dành cho truyền hình, do Kate Beckinsale đóng vai Emma đã đoạt giải Grammy về biên đạo nghệ thuật và thiết kế trang phục. Một phim Emma khác cũng được thực hiện năm 1966, do Gwyueth Paltrow đóng vai Emma, đoạt giải Oscar về âm nhạc và được đề cử giải này cho thiết kế trang phục.
Emma con được nhà hát Theatre Works ở thành phố Palo Alto, bang California, Mỹ, dàn dựng thành một vở ca nhạc kịch. Buổi công diễn ra mắt được tổ chức ngày 22-8-2007.
“Có thể nói nhiều câu, nhiều từ ngữ của Jane Austen đều rất bóng bẩy, sâu sắc, ngay cả trừu tượng, pha thêm châm biếm dí dỏm, mà người đọc cần nghiền ngẫm, suy nghĩ mới tìm ra được những Chân, Thiện, Mỹ ẩn khuất trong văn phong của tác giả. Riêng với Emma, văn phong của Jane Austen còn cô đọng hơn các tác phẩm khác trong khi ý châm biếm và hài hước càng lên cao độ. Người dịch đã mạn phép thêm thắt chút ít ở vài chỗ hầu làm cho ý nghĩa rõ ràng hơn. Tuy nhiên, nếu dịch hoàn toàn ra văn phong đương đại cho khúc chiết mọi điều thì Jane Austen không còn là Jane Austen nữa! Vì thế, người đọc vẫn cần nghiền ngẫm những câu ngắn gọn, những từ ngữ lạ lẫm mới nhận ra ẩn ý của tác giả. Đấy là sự thách thức của người đọc để nắm bắt sự cuốn hút của văn học cổ điển nói chung và văn phong của Jane Austen nói riêng.”(Người dịch Mùa mưa 2007)
Mời bạn đón đọc.