<IMG class=lImage o
(Thứ Bảy, 03/03/2007)ALBERT EINSTEIN – Đi tìm chân lý (Kỳ cuối) Nhà giáo dục nhân bản | Tạp chí Time (Mỹ) bình chọn Einstein là “Nhân vật của thế kỷ 20” |
TT – Einstein mất ngày 18-4-1955 tại Princeton, Mỹ, hưởng thọ 76 tuổi. Lễ truy điệu được tổ chức đơn giản trong vòng bạn bè thân thiết nhất. Theo di chúc của ông, không có điếu văn, nghi lễ, không hoa, không nhạc, không bia mộ. Otto Nathan, người thực hiện di chúc của ông, bước tới quan tài để đọc mấy dòng thơ của Goethe có hai câu kết: “Ông tỏa sáng trước chúng ta, như một sao chổi rồi vụt biến. Ánh sáng vô tận – quyện với ánh sáng của ông”. >> Kỳ 1: Người “mơ mộng” >> Kỳ 2: Lật đổ trật tự cũ >> Kỳ 3: Giã từ nước Đức >> Kỳ 4: Giấc mơ “hòa bình vĩnh cửu” Vài giờ trước khi mất, Einstein lặp lại với Margot, con gái của ông: “Tôi đã làm xong việc của tôi trên quả đất”. Bí mật cuối cùng ông mang theo là những tiếng thều thào bằng tiếng Đức trước lúc ông chấm dứt cuộc hành trình để vĩnh viễn trở về với cát bụi. Cô y tá trực không biết một chữ Đức nào. “Những lời nói sau cùng của con người khổng lồ trí thức đã bị mất đi vào thế giới”, đó là hàng chữ to trên tờ New York Times ngày hôm sau. Khi mất, Einstein để lại di chúc yêu cầu đem tro của mình rải vào không gian ở nơi không ai biết. “Cơn ác mộng” thi cử Nhìn lại cuộc đời và sự nghiệp của mình, Einstein xác định yếu tố giáo dục và suy nghĩ độc lập quyết định con đường đi của mình. Ông nhớ lại: “Khi dọn về Aarau ở Thụy Sĩ năm 1896 và vào trường đại học bách khoa kỹ thuật, lần đầu tiên tôi mới ý thức rằng tôi không thích như thế nào cách nhồi nhét và học thuộc lòng, cách dạy của môn toán. Tôi tin rằng sở thích vật lý của tôi hình thành vào thời điểm này”. Ông nói mục đích của nhà trường là “phải để con người trẻ phát triển trong một tinh thần mà những nguyên tắc này (sự phát triển tự do và tự chịu trách nhiệm của cá nhân) trở thành tự nhiên như không khí người đó thở. Chỉ có dạy thôi thì không đạt được gì cả”. Về việc học nhồi nhét, Einstein nói: “Tôi nghĩ người ta có thể làm mất đi tính háu ăn của một con thú ăn thịt sống nếu cứ bắt nó phải ăn dưới roi vọt, ngay cả khi nó không đói, đặc biệt khi người ta tự chọn cho nó những thức ăn dưới áp lực đó”. Chính trong thời gian tại sở sáng chế ở Bern, không bị áp lực và sự lôi cuốn của bộ máy hàn lâm, Einstein mới có đủ sự yên tĩnh và bình tĩnh để phát triển, kiến tạo những ý tưởng mới của ông. Ông kể: “Bởi vì nghề nghiệp hàn lâm đặt một người nghiên cứu trẻ vào một loại tình huống bắt buộc là phải sản xuất các bài nghiên cứu khoa học với số lượng gây ấn tượng – một sự cám dỗ dẫn đến sự hời hợt mà chỉ có những cá tính mạnh mới có khả năng cưỡng lại được”. Einstein rất ghét việc chạy theo thi cử và thành tích: “Thời còn đi học của tôi, ngay khi ngày thi được công bố, tôi bị dồn vào một áp lực đến nỗi tôi có cảm giác mình không phải bước vào một kỳ thi mà bước lên một đoạn đầu đài. Trí óc của tôi sau những kỳ thi (cử nhân) hoàn toàn bị tắc nghẽn một thời gian cho hoạt động nghiên cứu và phân tích khoa học. Khả năng trí óc của tôi hoàn toàn bị cạn kiệt bởi phải học thuộc lòng những thông tin vô bổ”. Sau một năm ông mới bắt đầu lại công việc khoa học. Giáng sinh năm 1917, tờ Berliner Tageblatt đăng một bài báo của Einstein, tựa đề “Cơn ác mộng”. Thi cử đối với ông là ác mộng. Ông đã đề nghị xóa bỏ các kỳ thi tú tài, vì nó vô ích và có hại, vì khi thầy cô đã biết rõ học lực của một học sinh trong nhiều năm liền thì không cần thiết phải thi nữa. Ông cũng không xây dựng một trường phái nào, không muốn áp đặt tư duy cho ai. Ông nói với tư cách là người thầy với trái tim rộng mở: “Tôi không bao giờ dạy học sinh, tôi chỉ cố gắng tạo ra những điều kiện để chúng có thể học”. Người “lữ hành cô đơn” Giá trị lớn của cuốn sách Einstein (Nguyễn Xuân Xanh, NXB Tổng Hợp TP.HCM xuất bản tháng 2-2007) là trình bày sinh động quá trình tư duy, phương pháp luận, tố chất của con người Einstein để dẫn đến những phát minh đó. Bạn đọc không nhất thiết phải am hiểu về vật lý lý thuyết hoặc thuyết tương đối để đọc cuốn sách này. Bạn đọc trẻ có thể học được từ cuốn sách những đức tính quí báu cho cuộc đời mình, đó là sự lao động trung thực, đức tính hoài nghi những chân lý được coi là vĩnh hằng, sự yêu tự do tư tưởng, sự đấu tranh không khoan nhượng trước những giáo điều không hề được thực tế chứng minh, sự dấn thân vì chân lý, vì hòa bình, vì tương lai của nhân loại. Những đức tính như óc tò mò, trí tưởng tượng, sự kiên trì, tinh thần không chịu khuất phục trước bất kỳ quyền lực áp đặt nào, đó là những bài học sinh động mà bạn đọc có thể tìm thấy qua những phát biểu, những ví dụ sinh động trong cuộc đời của Einstein. Cuốn sách ra mắt bạn đọc đúng lúc khi đất nước ta đang rất cần trí tuệ, sự sáng tạo, khả năng suy nghĩ và hành động tìm tòi cái mới, đột phá để vươn lên trong cạnh tranh toàn cầu. Vì vậy, nó là một đóng góp rất có ích cho công cuộc cải cách kinh tế, đổi mới giáo dục hiện nay. TS Lê Đăng Doanh |
Trong chuyến đi Mỹ năm 1921, tại Boston, Einstein được đưa cho bảng câu hỏi Edison để trả lời, người ta muốn xem ông trả lời đúng đến đâu như một trắc nghiệm thông minh. Đến câu hỏi về vận tốc âm thanh, ông trả lời: “Điều đó tôi không biết. Tôi không muốn làm nặng nề trí nhớ của tôi với những sự kiện như thế, những thứ mà tôi có thể tìm thấy dễ dàng trong bất cứ từ điển bách khoa nào”. Ông cũng không đồng ý với quan điểm của Edison cho rằng kiến thức quan trọng hơn giáo dục đại học. Ông trả lời: “Đối với con người, kiến thức không quan trọng lắm. Để có kiến thức con người không cần đến đại học. Cái đó người ta có thể học từ sách. Giá trị của giáo dục đại học không nằm ở chỗ học thuộc lòng thật nhiều kiến thức mà ở chỗ tập luyện tư duy, cái mà người ta không bao giờ học được từ sách giáo khoa”. Einstein cho rằng tệ nạn xấu nhất của chủ nghĩa tư bản là “làm què quặt cá nhân”. “Cả hệ thống giáo dục chúng ta đau khổ vì tệ nạn này. Một thái độ cạnh tranh quá đáng được khắc sâu vào sinh viên, anh ta được huấn luyện để tôn thờ sự thành công hám lợi như một sự chuẩn bị cho sự nghiệp tương lai”, Einstein nói. Đạo đức đối với ông là tiêu chuẩn hàng đầu: “Một tính cách tốt và vững vàng có giá trị hơn khả năng hiểu biết và sự uyên bác”. Nền tảng của tất cả mọi giá trị của con người là đạo đức. Einstein cho rằng mục tiêu (của nhà trường) phải là sự đào tạo nên những cá nhân tự hành động và tư duy nhưng biết nhìn thấy trong việc phục vụ xã hội nhiệm vụ cao cả nhất của cuộc đời. Einstein từng phát biểu: “Tôi tin rằng sự sa sút khủng khiếp trong tư cách đạo đức của con người trước nhất có liên quan đến sự máy móc hóa và sự làm mất đi tính chất cá nhân trong cuộc sống của chúng ta – một sản phẩm phụ bất hạnh của sự phát triển tinh thần khoa học – kỹ thuật. Lỗi của chúng ta”. Trong quan hệ giữa cộng đồng và cá nhân, Einstein đặt nặng vai trò của cá nhân: “Bởi vì tất cả những gì vĩ đại và cao cả đều được tạo ra bởi cá nhân trong sự phấn đấu tự do”. Chính cá nhân tạo ra tài sản văn hóa cho nhân loại. Ông nói: “Có thể dễ dàng nhận thấy rằng tất cả những tài sản vật chất, tinh thần và đạo đức mà chúng ta nhận được từ xã hội xuất phát từ những nhân cách đơn lẻ qua vô số thế hệ. Chỉ cá nhân đơn lẻ mới tư duy và qua đó mới tạo ra những giá trị mới cho xã hội”. Einstein chứng kiến trong thế kỷ 20 vô số cá nhân phải chịu số phận nghiệt ngã trước sự khước từ của xã hội, của số đông, của chính quyền đại diện họ. Chính số đông đã để mình chịu khuất phục dễ dàng trước các quyền lực chính trị, để đẩy nhau vào nỗi bất hạnh, trong khi “một số ít người không tham gia vào cách suy nghĩ thô bạo của số đông, vẫn sống theo lý tưởng tình yêu con người, không bị ảnh hưởng bởi những đam mê của họ thì phải chịu một số phận bi thảm hơn nhiều: họ bị ném ra khỏi xã hội và bị đối xử như những kẻ bị hủi nếu họ không chịu làm những hành động mà lương tâm họ chống lại, và im lặng hèn nhát về những gì họ thấy và cảm nhận”. Einstein vốn sống cô đơn. Bất cứ ở nơi nào, Thụy Sĩ, Prague, Berlin hay Princeton, ông đều có cảm giác là người xa lạ và ngoài cuộc. Ngoài cái cô đơn do khoa học, Einstein còn nỗi cô đơn riêng của một người không lúc nào thuộc hẳn vào thế giới này. Ông vẫn là người “lữ hành cô đơn” không bến đỗ trên đường đi tìm chân lý của mình, con đường ông đi sẽ đưa ông về một chân trời vô định và chỉ còn một mình ông trên đó. NGUYỄN XUÂN XANH biên soạn
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn
Einstein
(VTV1 Ngày 12/03/2007)
(VTV1 Ngày 12/03/2007)
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn
Einstein
Einstein | Một công trình biên khảo công phu | (SGGP: Ngày 17/03/2007) | Cầm trong tay cuốn sách viết về Einstein của Nguyễn Xuân Xanh* còn nóng hổi mà lòng bồi hồi khôn xiết. Nhớ lại gần 40 năm trước, thời còn là sinh viên năm thứ hai đại học, khi vừa mới bắt đầu những bài học về cơ học lượng tử với biết bao hào hứng. Đó cũng là lần đầu tiên gặp gỡ những bài giảng về thuyết tương đối của nhà bác học lừng danh này qua một tác giả người Pháp tìm được ở một cửa hàng bán sách cũ tại phố Kanda (Tokyo). Thời bấy giờ giới sinh viên ngành khoa học tự nhiên ở Nhật Bản lấy sách viết về Einstein làm “gối đầu giường”, đua nhau thi vào các đại học có bộ môn vật lý hạt nhân, một ngành học khá nổi bật tại Nhật Bản, được đánh dấu bằng hai giải Nobel về vật lý mà Yukawa Hideki (năm 1949) và Tomonaga Shinichiro (năm 1965) mang lại! Được biết Nguyễn Xuân Xanh đã mất ba năm trời ròng rã để biên soạn cuốn sách về nhà bác học Einstein, về cuộc đời không kém gian truân và sự nghiệp nghiên cứu lẫy lừng. Người cha đẻ của ngành vật lý hạt nhân với sự xuất hiện của thuyết tương đối và cơ học lượng tử, một thành quả nghiên cứu khoa học đã làm đảo lộn từ gốc rễ cách nhìn về thế giới mà ta có thể thấy được cũng như trong không gian, thế giới không thể khảo sát bằng mắt thường. Vùng vẫy thoát khỏi những định đề của vật lý kinh điển để vươn tới quy luật vận động của vật chất trong không gian bốn chiều (theo thuyết tương đối rộng), Einstein đã giúp cho loài người bước chân vào vũ trụ một cách dễ dàng, chính xác đến mức tuyệt đối dựa trên thuyết tương đối cực kỳ vĩ đại.
Để kỷ niệm 100 năm ngày công bố kết quả nghiên cứu đầu tiên (1905) của Einstein, năm 2005, các nhà khoa học nổi tiếng trên thế giới đã tổng kết và đánh giá những thành tựu mà loài người đã vận dụng lý thuyết của ông để xây dựng thành một nền khoa học hiện đại phát triển rực rỡ của thế kỷ thứ 20. Trong đó Nguyễn Xuân Xanh cũng đã góp mặt với tác phẩm biên khảo là công trình sưu tập công phu, ngồn ngộn tư liệu quý báu, nguyên bản mà không dễ gì ai cũng có thể tiếp cận được, qua đó góp phần “giải mã” những bí ẩn chung quanh lời đồn – cho rằng ông là một con người “gàn dở” hay “lập dị” – không đúng về nhà bác học này nếu không nói là chứng minh ngược lại. Chúng ta có thể đồng tình với nhận xét của TS Lê Đăng Doanh, rằng “cuốn sách Einstein là cuốn sách hay nhất, được biên soạn công phu nhất và đa dạng về nhà bác học thiên tài, dũng cảm của nhân loại Albert Einstein mà tôi được đọc bằng tiếng Việt”.
Không những kiến thức cơ bản về cơ học lượng tử, chứng minh chuyển động lưỡng tính – vừa dạng hạt vừa dạng sóng – của ánh sáng với tốc độ cực nhanh tạo ra sự khúc xạ kỳ diệu đầy sắc màu dưới năng lượng của mặt trời… được Nguyễn Xuân Xanh viết lại một cách dễ hiểu và đầy đủ cùng với những tư duy, chiêm nghiệm mang tính triết học của Albert Einstein được tác giả trích dẫn, tóm tắt một cách tài tình trong khi bản thân của những phát biểu của Einstein hay những nhà khoa học bình luận về ông không hề dễ hiểu chút nào. Qua đó Nguyễn Xuân Xanh đã nêu bật được tính nhân văn sâu sắc một cách có hệ thống (qua những câu nói mang tính bất hủ của Einstein) cho thấy nhà bác học đã thoát khỏi mọi ràng buộc bởi những định kiến sẵn có của xã hội đương thời hay những định đề cổ điển trong khoa học vì quan niệm rằng chính nó luôn cản trở, hạn chế tầm nhìn và phát minh sáng tạo trong khi nghiên cứu. Nói khác đi, sự tiếp cận của Einstein luôn bắt đầu bằng một “dấu hỏi”, tự đặt mình trước những “vấn nạn” để tìm lời giải khoa học và hợp lý nhất mặc dù những “thắc mắc” của Einstein đều là những vấn đề “hóc búa” hay xem như “đã được tiền nhân giải quyết” xong rồi!
Đọc Einstein của Nguyễn Xuân Xanh, chúng ta như được gợi ý về phương pháp tư duy mạnh mẽ và dũng cảm, nhìn sự vật và sự việc năng động, luôn linh hoạt và ứng biến. Phải chăng đó cũng là luồng tư tưởng chủ đạo của những nhà khoa học, triết học, kinh tế, hội họa… tiến bộ của xã hội châu Âu trong cuộc cách mạng kỹ nghệ như vũ bão bắt đầu từ thế kỷ 18 kéo dài sang thế kỷ 20 trong đó có sự ra đời của chủ nghĩa Mác với thuyết biện chứng giữa các mặt đối lập trong một thể thống nhất? Tác động qua lại (của các mặt đối lập) là động cơ thúc đẩy sự tiến hóa không ngừng của vật chất mà những phát hiện của Einstein là đỉnh cao trong khoa học như một Picasso trong hội họa.
Bức tranh mô tả khá toàn diện về nhà thiên tài này đã góp phần làm sáng tỏ những luận điểm thời đại về mọi khía cạnh giáo dục, văn hóa, hòa bình… mà ông đã khởi xướng cũng như cho người đọc thấy được “cá tính” độc đáo tiềm ẩn trong con người Einstein. Như GS Hoàng Tụy nhận xét “Đọc cuốn sách hấp dẫn và đầy suy tư này, tôi càng thấy thấm thía vì sao Einstein đã đi đến kết luận: Trí tưởng tượng quan trọng hơn trí thức… rất mong các bạn trẻ tìm đọc cuốn sách này để giúp mình xác định hướng học tập, rèn luyện và tham gia nghiên cứu sáng tạo…” vì phương pháp tư duy của Einstein chắc chắn sẽ giúp cho giới trẻ khơi dậy được sức bật vốn có của mình.
Phải chăng nhà “Einstein học” Nguyễn Xuân Xanh cũng đã gửi gắm như vậy trong khi biên soạn tư liệu về Einstein? ——————— * “Einstein” – NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2-2007. Nguyễn Xuân Xanh sinh năm 1942, du học năm 1966 tại CHLB Đức, tiến sĩ ngành toán xác suất. HỒNG LÊ THỌ |
Einstein | Một công trình biên khảo công phu | (SGGP: Ngày 17/03/2007) | Cầm trong tay cuốn sách viết về Einstein của Nguyễn Xuân Xanh* còn nóng hổi mà lòng bồi hồi khôn xiết. Nhớ lại gần 40 năm trước, thời còn là sinh viên năm thứ hai đại học, khi vừa mới bắt đầu những bài học về cơ học lượng tử với biết bao hào hứng. Đó cũng là lần đầu tiên gặp gỡ những bài giảng về thuyết tương đối của nhà bác học lừng danh này qua một tác giả người Pháp tìm được ở một cửa hàng bán sách cũ tại phố Kanda (Tokyo). Thời bấy giờ giới sinh viên ngành khoa học tự nhiên ở Nhật Bản lấy sách viết về Einstein làm “gối đầu giường”, đua nhau thi vào các đại học có bộ môn vật lý hạt nhân, một ngành học khá nổi bật tại Nhật Bản, được đánh dấu bằng hai giải Nobel về vật lý mà Yukawa Hideki (năm 1949) và Tomonaga Shinichiro (năm 1965) mang lại! Được biết Nguyễn Xuân Xanh đã mất ba năm trời ròng rã để biên soạn cuốn sách về nhà bác học Einstein, về cuộc đời không kém gian truân và sự nghiệp nghiên cứu lẫy lừng. Người cha đẻ của ngành vật lý hạt nhân với sự xuất hiện của thuyết tương đối và cơ học lượng tử, một thành quả nghiên cứu khoa học đã làm đảo lộn từ gốc rễ cách nhìn về thế giới mà ta có thể thấy được cũng như trong không gian, thế giới không thể khảo sát bằng mắt thường. Vùng vẫy thoát khỏi những định đề của vật lý kinh điển để vươn tới quy luật vận động của vật chất trong không gian bốn chiều (theo thuyết tương đối rộng), Einstein đã giúp cho loài người bước chân vào vũ trụ một cách dễ dàng, chính xác đến mức tuyệt đối dựa trên thuyết tương đối cực kỳ vĩ đại.
Để kỷ niệm 100 năm ngày công bố kết quả nghiên cứu đầu tiên (1905) của Einstein, năm 2005, các nhà khoa học nổi tiếng trên thế giới đã tổng kết và đánh giá những thành tựu mà loài người đã vận dụng lý thuyết của ông để xây dựng thành một nền khoa học hiện đại phát triển rực rỡ của thế kỷ thứ 20. Trong đó Nguyễn Xuân Xanh cũng đã góp mặt với tác phẩm biên khảo là công trình sưu tập công phu, ngồn ngộn tư liệu quý báu, nguyên bản mà không dễ gì ai cũng có thể tiếp cận được, qua đó góp phần “giải mã” những bí ẩn chung quanh lời đồn – cho rằng ông là một con người “gàn dở” hay “lập dị” – không đúng về nhà bác học này nếu không nói là chứng minh ngược lại. Chúng ta có thể đồng tình với nhận xét của TS Lê Đăng Doanh, rằng “cuốn sách Einstein là cuốn sách hay nhất, được biên soạn công phu nhất và đa dạng về nhà bác học thiên tài, dũng cảm của nhân loại Albert Einstein mà tôi được đọc bằng tiếng Việt”.
Không những kiến thức cơ bản về cơ học lượng tử, chứng minh chuyển động lưỡng tính – vừa dạng hạt vừa dạng sóng – của ánh sáng với tốc độ cực nhanh tạo ra sự khúc xạ kỳ diệu đầy sắc màu dưới năng lượng của mặt trời… được Nguyễn Xuân Xanh viết lại một cách dễ hiểu và đầy đủ cùng với những tư duy, chiêm nghiệm mang tính triết học của Albert Einstein được tác giả trích dẫn, tóm tắt một cách tài tình trong khi bản thân của những phát biểu của Einstein hay những nhà khoa học bình luận về ông không hề dễ hiểu chút nào. Qua đó Nguyễn Xuân Xanh đã nêu bật được tính nhân văn sâu sắc một cách có hệ thống (qua những câu nói mang tính bất hủ của Einstein) cho thấy nhà bác học đã thoát khỏi mọi ràng buộc bởi những định kiến sẵn có của xã hội đương thời hay những định đề cổ điển trong khoa học vì quan niệm rằng chính nó luôn cản trở, hạn chế tầm nhìn và phát minh sáng tạo trong khi nghiên cứu. Nói khác đi, sự tiếp cận của Einstein luôn bắt đầu bằng một “dấu hỏi”, tự đặt mình trước những “vấn nạn” để tìm lời giải khoa học và hợp lý nhất mặc dù những “thắc mắc” của Einstein đều là những vấn đề “hóc búa” hay xem như “đã được tiền nhân giải quyết” xong rồi!
Đọc Einstein của Nguyễn Xuân Xanh, chúng ta như được gợi ý về phương pháp tư duy mạnh mẽ và dũng cảm, nhìn sự vật và sự việc năng động, luôn linh hoạt và ứng biến. Phải chăng đó cũng là luồng tư tưởng chủ đạo của những nhà khoa học, triết học, kinh tế, hội họa… tiến bộ của xã hội châu Âu trong cuộc cách mạng kỹ nghệ như vũ bão bắt đầu từ thế kỷ 18 kéo dài sang thế kỷ 20 trong đó có sự ra đời của chủ nghĩa Mác với thuyết biện chứng giữa các mặt đối lập trong một thể thống nhất? Tác động qua lại (của các mặt đối lập) là động cơ thúc đẩy sự tiến hóa không ngừng của vật chất mà những phát hiện của Einstein là đỉnh cao trong khoa học như một Picasso trong hội họa.
Bức tranh mô tả khá toàn diện về nhà thiên tài này đã góp phần làm sáng tỏ những luận điểm thời đại về mọi khía cạnh giáo dục, văn hóa, hòa bình… mà ông đã khởi xướng cũng như cho người đọc thấy được “cá tính” độc đáo tiềm ẩn trong con người Einstein. Như GS Hoàng Tụy nhận xét “Đọc cuốn sách hấp dẫn và đầy suy tư này, tôi càng thấy thấm thía vì sao Einstein đã đi đến kết luận: Trí tưởng tượng quan trọng hơn trí thức… rất mong các bạn trẻ tìm đọc cuốn sách này để giúp mình xác định hướng học tập, rèn luyện và tham gia nghiên cứu sáng tạo…” vì phương pháp tư duy của Einstein chắc chắn sẽ giúp cho giới trẻ khơi dậy được sức bật vốn có của mình.
Phải chăng nhà “Einstein học” Nguyễn Xuân Xanh cũng đã gửi gắm như vậy trong khi biên soạn tư liệu về Einstein? ——————— * “Einstein” – NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2-2007. Nguyễn Xuân Xanh sinh năm 1942, du học năm 1966 tại CHLB Đức, tiến sĩ ngành toán xác suất. HỒNG LÊ THỌ |
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn
Einstein
Einstein – nhà hiền triết cô đơn | (Ngày 13/07/2007) | Không những là cuốn sách hay nhất bằng tiếng Việt, ngay cả so với một số sách báo Pháp và Anh tôi đọc được, chưa thấy có quyển nào nội dung phong phú với một ngôn từ sáng sủa đến thế viết về Einstein cho đại chúng. Tác giả đưa bạn đọc đến với nhân vật siêu việt ấy để tự mình tìm hiểu rồi dần dần yêu quý ông, không phải chỉ vì công trình khoa học có một không hai trong lịch sử đã làm thay đổi nhận thức và đời sống con người, mà còn vì nhân sinh quan và thế giới quan của ông, vì thái độ dũng cảm chống chủ nghĩa quốc gia dân tộc hẹp hòi ngay từ cuộc đệ nhất thế chiến, hướng về một liên hiệp châu Âu hòa hợp, và mãi đến cuối đời vẫn tiếp tục tranh đấu cho thế giới hòa bình.
Einstein – nhà hiền triết cô đơn | (Ngày 13/07/2007) | Không những là cuốn sách hay nhất bằng tiếng Việt, ngay cả so với một số sách báo Pháp và Anh tôi đọc được, chưa thấy có quyển nào nội dung phong phú với một ngôn từ sáng sủa đến thế viết về Einstein cho đại chúng. Tác giả đưa bạn đọc đến với nhân vật siêu việt ấy để tự mình tìm hiểu rồi dần dần yêu quý ông, không phải chỉ vì công trình khoa học có một không hai trong lịch sử đã làm thay đổi nhận thức và đời sống con người, mà còn vì nhân sinh quan và thế giới quan của ông, vì thái độ dũng cảm chống chủ nghĩa quốc gia dân tộc hẹp hòi ngay từ cuộc đệ nhất thế chiến, hướng về một liên hiệp châu Âu hòa hợp, và mãi đến cuối đời vẫn tiếp tục tranh đấu cho thế giới hòa bình. Về công trình khoa học, có lẽ không gì hơn là trích lại ít dòng ở trang đầu cuốn sách: “Trước đây người ta đã tin rằng nếu mọi vật biến mất khỏi thế giới thì vẫn còn lại không gian và thời gian, nhưng theo lý thuyết tương đối, không gian và thời gian cũng sẽ biến mất theo cùng mọi vật”. Ý nghĩa câu này lấy trong một bức thư Albert Einstein gửi cho Karl Schwarzschild – nhà vật lý thiên văn Đức. Bức thư viết: “Cái đặc điểm của lý thuyết mới này là không gian và thời gian tự chúng chẳng có tính chất vật lý gì cả. Nói đùa, giả thử mọi vật trên đời biến mất, thì theo Newton ta hãy còn cái không gian rỗng tuếch phẳng lặng mênh mang và mũi tên thời gian vẫn lặng lẽ trôi, nhưng theo tôi thì tuyệt nhiên chẳng còn chi hết, cả không gian lẫn thời gian và vật chất!”. Sâu sắc mà dễ hiểu thay, câu tóm tắt thuyết tương đối rộng – một trong bốn công trình thần kỳ mà Einstein tặng cho hậu thế – theo đó, những khái niệm tiên nghiệm có sẵn trong lý trí con người như Không Gian, Thời Gian, Vật Chất, Năng Lượng mà ta tưởng như độc lập với nhau, thực ra chỉ là những khía cạnh của một thực thể duy nhất bất khả phân, gắn quyện với nhau, không có cái này thì cũng chẳng có cái kia. Chính vật chất, trong đó có da thịt tâm tư con người, tạo nên một không gian cong xoắn để vạn vật tự động rơi vào nhau, chứ chẳng có lực hút nào cả. Cái không-thời gian này chẳng còn là một khung sân khấu bàng quan trong đó vật chất vận hành một cách độc lập như mọi người lầm tưởng, kể cả Newton. Nhưng với Einstein, không có diễn viên thì sân khấu cũng chẳng còn. Mấy chương 8, 10, bạn đọc làm quen lại với con người Einstein đa dạng đầy cá tính ngay từ nhỏ, không ưa mọi sự gò bó của xã hội, vừa đùa cợt gần gũi, vừa dấn thân sống hết mình, vừa hiền triết cô đơn. Và khi khép cuốn sách lại, ta không khỏi đôi lúc ngậm ngùi suy tư. Cuốn sách được minh họa bởi gần trăm bức ảnh, mỗi chương là một truyện ngắn có thể đọc riêng biệt, dầu dĩ nhiên có liên kết. Tài liệu tham khảo phong phú, bản trích dẫn đầy đủ chi tiết. Tất cả nói lên cái nghiêm túc và tấm lòng của tác giả khi soạn một công trình công phu như thế để chia sẻ với bạn đọc đủ mọi lứa tuổi. Phạm Xuân Yêm
|
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn
Hỏi Gì Đáp Nấy
(VTV1 Ngày 07/01/2008)
(VTV1 Ngày 07/01/2008)
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn
Tiếng Chim Hót Trong Bụi Mận Gai – Tiểu Thuyết
(VTV1 Ngày 13/01/2008)
(VTV1 Ngày 13/01/2008)
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn
Sống Theo Phương Thức 80/20
(VTV Ngày 04/02/2008) “Sống theo phương thức 80/20” – một cuốn sách mang triết lý sống chậm của tác giả Richard Koch – cuốn sách sẽ giúp bạn tiếp cận với phương thức sống để bớt công việc, bớt ưu phiền, thêm thành công, và thêm niềm vui sống.
Nếu bạn biết rằng mình có thể có nhiều điều tuyệt vời hơn mà thế giới có thể mang lại, với chỉ cần ít công sức và chi phí, thì bạn có muốn không? Nếu bạn có thể làm việc hai ngày mỗi tuần mà vẫn có kết quả tốt hơn nhiều và được trả lương cao hơn là làm việc nguyên cả tuần như hiện nay, bạn có muốn không? Nếu bạn có thể tìm ra giải pháp đơn giản cho vấn đề của mình bằng cách tuân theo một phương cách luôn hiệu quả, bạn có muốn không?. Đó là những lời đầu tiên trong lời tựa của Richard Koch về cuốn sách của ông: “Sống theo phương thức 80/20”. Trong cuốn sách này, Richard đã mô tả tỷ lệ 80/20 là một tỷ lệ đặc biệt và đang hiện diện trên trái đất này như một điều hiển nhiên: trong bất kỳ cửa hàng bán lẻ nào, 20% nhân viên bán hàng sẽ bán được trên 80% doanh số; 20% khách hàng đem lại trên 80% lợi nhuận của bất cứ công ty nào; không đầy 20% những ngôi sao truyền thông lôi kéo được 80% sự chú ý của công chúng, và hơn 80% số sách bán ra là của 20% số tác giả; hay trên 80% những bước đột phá về khoa học xuất phát từ chưa đến 20% các khoa học gia. Từ kinh nghiệm và trải nghiệm của bản thân, Richard Koch đã đưa ra một lời khuyên đầy bất ngờ trong cuốn sách này: hãy cố gắng làm ít hơn, để đạt được nhiều hơn. Chính tác giả cũng nói rằng, đây không phải là cuốn sách về lý luận, mà là cuốn sách nói về hành động, nhưng là hành động ít hơn. Khi người ta cố gắng làm thật nhiều việc để mang lại hạnh phúc cho mình, thì những kết quả đạt được, cũng chỉ là một phần nhỏ trong tất cả những gì họ làm được, do vậy, họ có thể làm ít đi về số lượng mà vẫn làm biến chuyển được cuộc sống. Lời khuyên của tác giả là tư duy nhiều hơn, tập trung nhiều hơn vào một vài việc, và làm chúng tốt hơn, một cách quyết liệt hơn, nhưng rút cuộc số việc mà chúng ta phải làm là ít hơn. Tác giả cho rằng, nếu chúng ta học được cách xác định những điều có ý nghĩa nhất đối với chúng ta và làm phong phú nhất cuộc sống của mình, nếu chúng ta học được cách tập trung vào những điều ta nghĩ là quan trọng nhất, chúng ta sẽ khám phá được rằng làm ít thì được nhiều hơn. Bằng cách tập trung vào ít việc hơn, số ít những khía cạnh thực sự quan trọng đối với cuộc sống của chúng ta và những điều mà sẽ diễn tiến theo cách chúng ta muốn, thì cuộc đời này sẽ trở nên có chiều sâu hơn, và đáng sống hơn. Phần cuối của cuốn sách, tác giả nhấn mạnh rằng, phương thức 80/20 vẫn đòi hỏi sự nỗ lực. Phương thức 80/20 làm mọi điều trở nên dễ dàng hết mức có thể, chứ không phải là dễ dàng hơn. Trên hết, để tạo dựng cuộc sống, việc thực hiện phương thức sống 80/20 sẽ dẫn đến một cuộc sống tốt nhất bạn có thể tạo nên được, nhưng lại đòi hỏi những nỗ lực mới và khác hẳn. Tuy nhiên, nỗ lực sẽ không còn là nỗ lực, khi nó được ước vọng và tình yêu dẫn dắt. Cuộc sống bình thường của chúng ta không được dẫn dắt bởi ước vọng và tình yêu, mà là ảnh hưởng nặng nề của tội lỗi, lo âu, hay bổn phận chi phối. Thực ra, bổn phận đang làm phí hoài năng lượng sống của chúng ta. Và xin chú ý rằng, tất cả những thành tựu vĩ đại của con người không phải do bổn phận chi phối, mà là do sự say mê! Quan điểm của tác giả trong “Sống theo phương thức 80/20” thực ra lại là xây dựng một thế giới, nơi tất cả chúng ta là những cá nhân, chịu trách nhiệm với chính mình, khám phá và vui thú với vị trí độc nhất của chúng ta trong vũ trụ, để lại sau lưng những hồi ức đẹp đẽ, những đứa con hạnh phúc, hay một bước tiến về nghệ thuật, khoa học, văn học hay dịch vụ cho người khác. Trung Đại
(VTV Ngày 04/02/2008) “Sống theo phương thức 80/20” – một cuốn sách mang triết lý sống chậm của tác giả Richard Koch – cuốn sách sẽ giúp bạn tiếp cận với phương thức sống để bớt công việc, bớt ưu phiền, thêm thành công, và thêm niềm vui sống.
Nếu bạn biết rằng mình có thể có nhiều điều tuyệt vời hơn mà thế giới có thể mang lại, với chỉ cần ít công sức và chi phí, thì bạn có muốn không? Nếu bạn có thể làm việc hai ngày mỗi tuần mà vẫn có kết quả tốt hơn nhiều và được trả lương cao hơn là làm việc nguyên cả tuần như hiện nay, bạn có muốn không? Nếu bạn có thể tìm ra giải pháp đơn giản cho vấn đề của mình bằng cách tuân theo một phương cách luôn hiệu quả, bạn có muốn không?. Đó là những lời đầu tiên trong lời tựa của Richard Koch về cuốn sách của ông: “Sống theo phương thức 80/20”. Trong cuốn sách này, Richard đã mô tả tỷ lệ 80/20 là một tỷ lệ đặc biệt và đang hiện diện trên trái đất này như một điều hiển nhiên: trong bất kỳ cửa hàng bán lẻ nào, 20% nhân viên bán hàng sẽ bán được trên 80% doanh số; 20% khách hàng đem lại trên 80% lợi nhuận của bất cứ công ty nào; không đầy 20% những ngôi sao truyền thông lôi kéo được 80% sự chú ý của công chúng, và hơn 80% số sách bán ra là của 20% số tác giả; hay trên 80% những bước đột phá về khoa học xuất phát từ chưa đến 20% các khoa học gia. Từ kinh nghiệm và trải nghiệm của bản thân, Richard Koch đã đưa ra một lời khuyên đầy bất ngờ trong cuốn sách này: hãy cố gắng làm ít hơn, để đạt được nhiều hơn. Chính tác giả cũng nói rằng, đây không phải là cuốn sách về lý luận, mà là cuốn sách nói về hành động, nhưng là hành động ít hơn. Khi người ta cố gắng làm thật nhiều việc để mang lại hạnh phúc cho mình, thì những kết quả đạt được, cũng chỉ là một phần nhỏ trong tất cả những gì họ làm được, do vậy, họ có thể làm ít đi về số lượng mà vẫn làm biến chuyển được cuộc sống. Lời khuyên của tác giả là tư duy nhiều hơn, tập trung nhiều hơn vào một vài việc, và làm chúng tốt hơn, một cách quyết liệt hơn, nhưng rút cuộc số việc mà chúng ta phải làm là ít hơn. Tác giả cho rằng, nếu chúng ta học được cách xác định những điều có ý nghĩa nhất đối với chúng ta và làm phong phú nhất cuộc sống của mình, nếu chúng ta học được cách tập trung vào những điều ta nghĩ là quan trọng nhất, chúng ta sẽ khám phá được rằng làm ít thì được nhiều hơn. Bằng cách tập trung vào ít việc hơn, số ít những khía cạnh thực sự quan trọng đối với cuộc sống của chúng ta và những điều mà sẽ diễn tiến theo cách chúng ta muốn, thì cuộc đời này sẽ trở nên có chiều sâu hơn, và đáng sống hơn. Phần cuối của cuốn sách, tác giả nhấn mạnh rằng, phương thức 80/20 vẫn đòi hỏi sự nỗ lực. Phương thức 80/20 làm mọi điều trở nên dễ dàng hết mức có thể, chứ không phải là dễ dàng hơn. Trên hết, để tạo dựng cuộc sống, việc thực hiện phương thức sống 80/20 sẽ dẫn đến một cuộc sống tốt nhất bạn có thể tạo nên được, nhưng lại đòi hỏi những nỗ lực mới và khác hẳn. Tuy nhiên, nỗ lực sẽ không còn là nỗ lực, khi nó được ước vọng và tình yêu dẫn dắt. Cuộc sống bình thường của chúng ta không được dẫn dắt bởi ước vọng và tình yêu, mà là ảnh hưởng nặng nề của tội lỗi, lo âu, hay bổn phận chi phối. Thực ra, bổn phận đang làm phí hoài năng lượng sống của chúng ta. Và xin chú ý rằng, tất cả những thành tựu vĩ đại của con người không phải do bổn phận chi phối, mà là do sự say mê! Quan điểm của tác giả trong “Sống theo phương thức 80/20” thực ra lại là xây dựng một thế giới, nơi tất cả chúng ta là những cá nhân, chịu trách nhiệm với chính mình, khám phá và vui thú với vị trí độc nhất của chúng ta trong vũ trụ, để lại sau lưng những hồi ức đẹp đẽ, những đứa con hạnh phúc, hay một bước tiến về nghệ thuật, khoa học, văn học hay dịch vụ cho người khác. Trung Đại
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn
|
|