Nói đến Duy Thức là bàn đến A Lại Da thức, là pháp mà chúng sanh vốn phải dễ biết. Song mà các cõi của chúng sanh, có vô lượng vô biên, vì thế đúng như lượng của chúng sanh mà bàn đến, thì cũng vô lượng vô biên, đây là điều khó thứ nhất.
Lại như Tông khác bàn về tâm pháp, hoặc có thể xa rời ngữ ngôn văn tự. Còn về duy thức là một phương tiện để khai thị chúng sanh, nếu không dùng đến ngữ ngôn văn tự thì không thể được. Một khi dùng đến ngữ ngôn văn tự, để diễn đạt sự lý vô lượng vô biên, thì văn tự, không thể không nhiều được; văn tự không thể không sâu kín, đây là điều khó thứ hai.
Hai điều khó vừa nêu khiến cho từ xưa, môn Duy Thức học, gần như dứt tiếng vang, mà người học Phật, đều xa lánh cái khó này, tìm đến cai dễ khác. Đến nay người muốn học về môn Duy Thức đều biết cái khó ấy mà lui dần hoặc không dám dự vào nữa.
Đại viên với lòng chí thiết lợi tha, đối với vấn đề khó này cân nhắc kỹ lưỡng, quyết tâm suy nghĩ cần phải tạo nền tảng Duy Thức. Trước tiên dùng bảng "Duy Thức Tam Thập Tụng và Bách Pháp Minh Môn" làm cơ sở để triển khai.
Hai tác phẩm nêu trên, đời nhà Đường đã chú giải rất sâu sắc khó khăn (gian thâm), khó dắt dẫn cho kẻ sơ học; còn bảng chú giải trong đời nhà Minh, nếu nhận xét thấu đáo e sợ có chỗ ngụy truyền.
Nay y theo bảng chú giải xưa, chỉnh đốn lời văn, chỉ thú sâu xa, diễn đạt ngắn gọn dễ hiểu, thanh lọc từ thật giản dị, nên gọi là "Dị giản".
Ôi! Dễ thì dễ hiểu, ngắn gọn thì dễ theo. Dễ hiểu thì có thể lâu dài, dễ theo thì có thể mở rộng trong quảng đại quần chúng. Nay làm lời giải này, không ngoài muốn cho mọi người dể hiểu dể theo, và tiến lến một tầng nữa,cũng muốn cho mọi người bền bỉ lâu dài trong sự hiểu biết của mình, mỗi ngày thêm rộng lớn.
Mục lục:
Lời tựa
Phần 1: Duy Thức Tam Thập Tụng Dị Giản
Chú thích phần 1
Phần 2: Đại Thừa Bách Pháp Minh Môn Luận Giản Nghĩa
Chú thích phần 2
Phần phụ lục.
Mời bạn đón đọc.