Đường Về Núi Cũ Chùa Xưa:
Theo dấu chân người xưa tìm về núi cũ…. những ngọn núi cô liêu ẩn mờ trong bốn phương ngàn quê hương, nhưng là những đỉnh núi sừng sững trong dòng lịch sử dân tộc cũng như trong văn học Phật giáo Việt Nam, những tên tuổi lẫy lừng làm rạng danh dân tộc và đạo pháp: Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông, Nguyễn Du, Tuệ Trung Thượng Sỹ, Nguyễn Trãi……
“Khi giã từ núi Yên Tử trở về lại kinh đô Thăng Long – Thiền sư Trúc Lâm đã căn dặn Trần Thái Tông:
“….Nay muôn dân đã muốn bệ hạ về, thì bệ hạ không về sao được! Duy có việc nghiên cứu nội điển thì xin bệ hạ đừng chút xao lãng mà thôi….”
Thái Tông nghe nghe theo lời thầy dạy, và nhất là tiếng réo gọi của một tâm bức bách nên đã không bỏ lỡ một cơ hội nào trong việc nghiên cứu đạo Phật.
Hôm ấy có lẽ là ngày rảnh rỗi triều chính, Trần Thái Tông đến chùa Thanh Phong thăm Thiền sư Đức Sơn và ở lại đêm. Bấy giờ, chắc cũng đã khuya lắm rồi. Trước sân chùa chỉ còn có Thiền sư Đức Sơn và Trần Thái Tông đứng ngắm trăng. Đêm mênh mông và tĩnh mịch quá, một cơn gió nhẹ lay động cây tùng bách mà cũng nghe được tiếng. Trong giờ phút tâm và cảnh như chung hoà nhập đó, Trần Thái Tông thấy tâm hồn tràn ngập niềm vui và nhà vua đã làm bài thơ Ký Thanh Phong am tặng Đức Sơn:
Phong đả tùng quan nguyệt chiếu đình,
Tâm kỳ phong cảnh cọng thê thanh
Cá trung tư vị vô nhân thức
Phó dữ sơn tăng lạc đáo minh.
Thượng toạ Mật Thể dịch:
Gió đập cửa thông nguyệt dọi sân
Tình này cảnh ấy luống buâng khuâng
Mùi thiền trong đó ai nào biết
Thức suốt đêm trường vui với tăng
Thiền tông là tông phái chính của Phật giáo Việt Nam, mà thiền lại có khuynh hướng về thiên nhiên: thiên nhiên là cây cỏ, hoa lá, đất đá, núi sông, mưa nắng, trăng nước cùng mây gió, vì thế mà hầu hết những ngôi chùa của Việt Nam đều được thiết lập trên rừng núi, hoặc tại các thôn làng hẻo lánh, tránh xa các khu dân cư……” (Trích Trần Thái Tông và cuộc lên đường tìm kiếm một quê hương vĩnh cửu)
Mục lục:
Trần Thái Tông và cuộc lên đường tìm kiếm một quê hương vĩnh cửu
Tuệ Trung thượng Sĩ kẻ rong chơi giữa sống và chết
Quê hương, ngôi chùa và thiên nhiên trong cõi thơ của Trần Nhân Tông
Thiền sư Huyền Quang và con đường trầm lặng của mùa thu
Trần Quang Triều người gìn giữ ngôi chùa tâm linh của quê hương
Ngày Xuân đọc thơ Trần Minh Tông và suy nghĩ về sự ân hận của một Hoàng đế Phật tử
Từ Nguyễn Trãi đến Ngô Thì Nhậm và con đường đi lên đỉnh núi Yên Tử
Nhà thơ của “Am mây trắng” thế kỷ XVI có bài bác Phật giáo hay không?
Núi Hồng Lĩnh nơi nuôi dưỡng lòng từ bi của thi hào Nguyễn Du
Toàn Nhật thiền sư người muốn đưa tinh thần Phật giáo đời nhà Trần xuống cho triều đại Tây Sơn
Bonxe Huyen Quang and the Silent Path of Autumn
Mời bạn đón đọc.