Khi còn là một phóng viên mới vào nghề hồi những năm 1950, chàng trai Ryszard Kapuscinski không mong muốn gì hơn là đi ra bên ngoài biên giới Ba Lan. Một hôm, không hề báo truớc, tổng biên tập của ông gọi ông vào phòng và bảo ông sẽ được cử sang Ấn Độ… Và món quà đi đường dành cho ông là một cuốn sách dày cộp, bìa in chữ vàng: Sử ký của Herodotus.
Du hành cùng Herodotus ghi lại những bước đường đầu tiên của Kapuscinski – Ấn Độ, Trung Quốc và Châu Phi – với sử gia vĩ đại người Hy Lạp lúc nào cũng ở trong túi. Ông được nghe Louis Armstrong trình diễn tại Khartoum, thăm Dar-es-Salaam, đến Alglers vào đúng thời điểm xảy ra cuộc đảo chính dù bầu không khí vẫn hoàn toàn bình thường. Mỗi lần gặp gỡ với một nền văn hoá mới, Kapuscinski lại đắm chìm vào đó, như một người luôn tò mò và thích quan sát, tìm mọi cách để hiểu lịch sử, tư tưởng, con người nơi đó. Và ông đọc Herodotus nhiều đến mức thường xuyên cảm thấy mình đang thực hiện cùng một lúc hai chuyến đi – chuyến đi của một phóng vên, và chuyến đi vào các cuộc khám phá của Herodotus.
Cả cuộc đơi làm phóng viên của mình, ông dùng để đối thoại với cái mà ông gọi là “tác phẩm phóng sự vĩ đại đầu tiên của thế giới”. Những gì ông viết thật chính xác, và cũng thật ý nghĩa khi đó chính là những trang viết cuối cùng trong cuộc đời Kapuscinski, người du hành phóng viên vĩ đại nhất của thời đại chúng ta.
– “rất ít nhà văn viết được đẹp đẽ về những điều không thể nói ra. Rất ít nhà văn có được sự can đảm của ông, gần như không ai sở hữu tài năng lớn như ông. Những cuốn sách của ông thay đổi cách thức mà nhiều người chúng ta thường nghĩ về phi hư cấu” – The New York Times.
– “Mỗi khi có biến cố nào xảy ra trên thế giới, ông lại muốn lên một chiếc máy bay để tới. Nếu nghe nói về một con đường không ai đi nổi mà sống sót, ông sẽ đi vào đó, chỉ để xem mình có vượt qua được hay không. Cách hiểu thế giới của ông là đi tới điểm nóng, nơi mọi thứ đang sôi sục lên. Và quả thực tôi nghĩ không ai tự đẩy mình vào vòng hiểm nguy nhiều như lại hoàn toàn bình thường cho được” – Salman Rushdie
– “Dù thế nào đi nữa ông cũng vẫn là một thiên tài đặc biệt có một không hai ở thời hiện đại,có lẽ ngoại trừ Kafka” – Jonathan Miller, Guardian
Mục lục:
Đi qua biên giới
Ấn Độ là định mệnh
Nhà ga và cung điện
Rabi tụng áo nghĩa thư
Trăm hoa của chủ tích mao
Tư tưởng Trung Hoa
Ký ức trên các nẻo đường thế giới
Hạnh phúc và bất hạnh của Croesus
Kết thúc trận đánh
Về nguồn gốc của các thần
Quang cảnh nhìn từ Minaret
Buổi hoà nhạc của Armstrong
Khuôn mặt Zopyrus
Con thỏ rừng
Giữa những vị vua đã chết và các thánh thần bị lãng quên
Danh dự cho cái đầu của Histiaers
Ở nhà bác sĩ Ranke.
…
Mời bạn đón đọc.
Một cuốn sách dành cho người yêu xê dịch. Xin nói thêm, xê dịch ở đây không dừng lại ở nghĩa đen địa lý thường thấy trong nhiều cuốn du ký hiện đại, mà là một cuộc “xê dịch” xuyên không gian và thời gian. Cuốn sách được viết bởi một tài năng lớn
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn
Có hai điểm nổi bật trong cách tiếp cận và khám phá một vùng đất mới của Kapuscinski, đó là: tiếp cận đối tượng từ góc độ thời sự và văn hóa.
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn
Du hành cùng Herodotus là cuốn du ký kể lại hành trình đi qua nhiều quốc gia trên thế giới với Ryzard Kapuscinski (4.3.1932 – 23.1.2007) – một nhà báo, nhà thơ, nhà tư tưởng nổi tiếng tại Ba Lan.
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn