Đổi Mới Ở Việt Nam Nhớ Lại Và Suy Ngẫm:
Cũng như mọi dân tộc trên thế giới, cũng như cả loài người, lịch sử của dân tộc Việt Nam là lịch sử khai phá và tiến bước trên con đường phát triển, con đường của ý nghĩ sống và hạnh phúc sống, qua những thời đại và những chặng đường khác nhau. Trong những trường hợp của Việt Nam. lịch sử diễn ra đã mấy nghìn năm.
Không lên xa đến hàng thiên niên kỷ, chỉ xem xét từ đầu thế kỷ XX đến nay, dân tộc Việt Nam và lực lượng lãnh đạo dân tộc đã trải qua một con đường vinh quang và khổ ải, gian nan tìm tòi và hy sinh phấn đấu thực hiện sự nghiệp của cha ông trao lại, tiếp tục cứu nước và tiếp tục dựng nước, cứu nước để dựng nước và dựng nước ngay trong khi cứu nước, rồi ngày nay phát triển đất nước đi đôi với bảo vệ đất nước.
Từ rất sớm, dân tộc ta đã thấy rằng giải pháp cho Việt Nam phải là một giải pháp Việt Nam, con đường của Việt Nam phải là con đường Việt Nam, phù hợp với xu thế chung của loài người và chiều hướng tiến bộ của thời đại.
Ai, những lực lượng nào ở nước ta là tác giả của đổi mới, trong những điều kiện nào, đã chuẩn bị từ bao giờ, như thế nào, đã bắt đầu công cuộc đổi mới từ thời điểm nào, đã tiến hành và tiến triển ra sao, đã có những thành tựu và những sai sót gì, đang đứng trước những yêu cầu mới và những khả năng mới nào, cần những chính sách và biện pháp gì để thúc đẩy chặng đường sắp tới của đổi mới?
Cuốn sách này đã đặt công cuộc đổi mới trong một phạm vi thời gian và không gian rộng một cách thoả đáng, và đã xác định khá thấu đáo vai trò của các tác nhân.
Về thời gian, các tác giả đã nhìn lại mấy thập kỷ từ chiến tranh đến hoà bình, đặc biệt là mười mấy năm trước Đại hội VI của đảng năm 1986, trong đó nổi bật là hội nghị lần thứ 6 của Trung ương Đảng khoá IV năm 1979.
Về không gian, các tác giả đã nhìn lại từ Việt Nam ra thế giới và từ thế giới vào Việt Nam. Trong nước ta, các tác giả đã nhìn tổng hợp toàn cảnh đổi mới, từ đó đi vào một số lĩnh vực trọng yếu, ở tầm quốc gia, tầm địa phương và chú trọng tầm doanh nghiệp.
Mục lục:
Lời nhà xuất bản
Con đường vinh quang và khổ ải
Những bước đường đổi mới chuyển sang nền kinh tế thị trường (1979 – 2007)
Chiến lược 1991 – 2000: Bước đột phá về quan điểm phát triển
Phát triển doanh nghiệp – suy nghĩ về một quá trình
Tạo lập hội trường pháp lý cho kinh doanh ở Việt Nam – Những chặng đường đáng nhớ
Hội nhập kinh tế quốc tế
Xử lý lạm phát và đổi mới hệ thống ngân hàng
Xóa bao cấp qua giá cả – một khâu đột phá trong đổi mới kinh tế
Từ “khoán” đến hộ nông dân tự chủ
Đổi mới nhìn từ địa phương Quảng Ninh
Từ khủng hoảng đến đổi mới
Đại đoàn kết dân tộc, động lực chủ yếu của công cuộc đổi mới
Về một số đặc điểm của quá trình đổi mới ở Việt Nam
Mời bạn đón đọc.