Độc Học Môi Trường Cơ Bản:
“Độc Học Môi Trường” là cuốn sách về độc chất học đầu tiên được biên soạn và xuất bản ở Việt Nam. Nhiều khái niệm mới về độc chất, độc tố được giới thiệu trong công trình này.
Trong những thập niên gần đây, con người đã quan tâm đến tác động ô nhiễm môi trường đối với sức khoẻ cộng đồng, bởi vì, ngoài sự lây lan cac bệnh truyền nhiễm do vi sinh vật gây ra, những bệnh nguy hiểm như ung thư, AIDS, quái thai, các dị tật bẩm sinh ở trẻ do các chất độc hại trong môi trường đã xuất hiện và ngày càng gia tăng ở nhiều nơi trên thế giới.
Xã hội càng phát triển, công nghiệp hoá càng nhanh thì tỷ lệ chất thải độc hại từ sản xuất công nghiệp và những ảnh hưởng bất lợi từ các hoạt động của con người tác động vào môi trường càng tăng nhanh. Các chất độc hại còn sinh ra do rò rỉ từ quá trình sản xuất, vận chuyển và lưu trữ các chất độc. Ngay cả nước thẩm thấu từ bãi rác cũng gây nguy hiểm cho khu dân cư xung quanh. Các loại ô nhiễm hoá học sinh ra từ quá trình sản xuất công nghiệp và khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên đang ngày càng làm nguy hại cho sinh quyển. Các tác động ấy không những ảnh hưởng đến loài người mà cả các sinh vật sống trên trái đất.
Sự phát xạ, các khí thải, chất thải dạng vô cơ, hữu cơ, bụi gia tăng đang đe doạ môi trường và sức khoẻ con người. Thêm vào đó, sự thải ra ngày càng nhiều các kim loại độc, các chất hữu cơ có tính độc và độ bền cao, sau đó tồn lưu, tích luỹ trong chuỗi thức ăn và gây hại nghiêm trọng đến con người và các động vật hoang dã. Đánh giá biến cố và quản lý biến cố từ các nguy cơ tiềm tàng là rất cần thiết để bảo vệ các thế hệ tương lai.
Chu trình tương tác giữa chất ô nhiễm cơ thể sinh vật là quá trình tiếp xúc, gây nên tác động sinh học, thể hiện qua sự hấp thụ, phân bố trong cơ thể, chuyển hoá, tương tác với các thành phần sinh hoá nhạy cảm, từ đó có thể gây những biến đổi về sinh hoá trong cơ thể, dẫn đến bệnh tật.
Để nghiên cứu tất cả các tác động nêu trên đối với con người và các quần xã sinh vật trong hệ sinh thái, chúng ta sẽ tiếp cận một môn khoa học mới, đó là môn “độc học môi trường” hay còn gọi là “độc học sinh thái”. Nó vừa là một bộ môn của hàng “độc chất học” nhưng lại nằm trong ngành “môi trường học”.
Mục Lục:
Chương 1: Tổng quan về độc học môi trường
Chương 2: Độc học môi trường đất, trầm tích
Chương 3: Độc học môi trường nước
Chương 4: Độc học môi trường không khí
Chương 5: Độc học kim loại nặng
Chương 6: Độc tố sinh học
Chương 7: Chất độc hoá học
Chương 8: Chất độc trong chiến tranh
Chương 9: Tích luỹ, phản xạ của sinh vật với độc chất, độc tố
Chương 10: Một số quá trình gây độc điển hình trong môi trường sinh thái
Chương 11: Độc chất môi trường và bệnh ung thư
Chương 12: Độc tố môi trường vi khuẩn bệnh than.
Mời bạn đón đọc.