Dinh Dưỡng Và Sức Khoẻ:
Những năm gần đây, y học phát triển cùng lúc theo hai chiều hướng có vẻ như trái ngược nhau. Một mặt, chúng ta liên tục chứng kiến những thành tựu vượt bực trong lãnh vực nghiên cứu về các mặt sinh lý, phòng ngừa và trị liệu, giúp kiểm soát bệnh tật một cách hiệu quả hơn và hạn chế đến mức tối thiểu các trường hợp tử vong. Mặt khác, những nghiên cứu khoa học cũng ngày càng nhận rõ hơn tính ưu việt của nền y học cổ truyền dân tộc thuận theo tự nhiên, vốn có tự ngàn xưa, và do đó mà đại đa số quần chúng đang có chiều hướng quay về nguồn cội, ưa chuộng một nền y học giản dị và “nhẹ nhàng”, gần với tự nhiên hơn. Các phương thức trị bệnh cổ truyền, sử dụng cây cỏ và các phương pháp thuận theo tự nhiên đang được quý chuộng hơn so với các phương thức điều trị hiện đại.
Người ta thường nói: “Ăn để sống chứ không phải sống để ăn”. Thật ra, đây chỉ là một lời khuyên có tính cách luân lý chứ không hề có ý bảo ta phải coi thường việc ăn uống, vì thực tế là: Sống thì phải ăn. Để sinh tồn, cơ thể cần đến năng lượng cũng như động ơc cần xăng dầu. Thực phẩm cung cấp những yếu tố mà cơ thể hấp thụ được để tạo thành năng lượng, gọi chung là dinh dưỡng. Do đó, dinh dưỡng chính là chìa khoá của sức khoẻ. Người ta có thể khoẻ mạnh hay đau yếu do nguồn dinh dưỡng thích hợp hay không thích hợp, phong phú hay nghèo nàn. Dinh dưỡng là yếu tố quyết định chi phối phần lớn, nếu không nói là toàn bộ, vấn đề sức khoẻ của con người. Vì thế, dinh dưỡng là mấu chốt của hầu hết các vấn đề bệnh lý, và quả thật không có gì lạ khi hầu hết các nhà điều trị điều quan tâm đặc biệt đến vấn đề dinh dưỡng.
Đối với phần lớn chúng ta thì khoa dinh dưỡng còn có nhiều lý do đáng quan tâm hơn nữa. Khoa dinh dưỡng giúp chúng ta tác động đến sức khoẻ một cách cụ thể, tức thời, với những giải pháp và đề nghị thiết thực, trong tầm tay của mọi người. Những tác hại do sai lầm về dinh dưỡng hay lợi ích của việc sử dụng dinh dưỡng đúng cách có thể dễ dàng thấy được. Và dù sao đi nữa, sống thì phải ăn, nay lại có thể vận dụng việc ăn uống để trị bệnh hay phòng bệnh, quả thật là một công đôi ba việc, nhất cử lưỡng tiện.
Do đó, chúng ta ai cũng muốn biết về việc thực phẩm mà ta sử dụng sẽ tác động như thế nào đến sức khoẻ, có thể giúp ta phòng trị bệnh hay sẽ tạo điều kiện gây ra thêm bệnh tật. Và khi áp dụng những hiểu biết đó vào cuộc sống hằng ngày, chúng ta sẽ có thể trở về gần với thiên hơn hơn, sẽ thấy việc phòng trị bệnh trở nên dễ dàng, giản tiện hơn vì chỉ cần sử dụng những thứ có sẵn trong tự nhiên như các loại thực phẩm, rau củ quả, dược liệu cây cỏ… mà vẫn có thể bảo vệ tốt sức khoẻ cho cơ thể.
Một phần quan trọng – gần như trọng tâm của bộ sách – được dành để bàn đến mối tương quan giữa dinh dưỡng và các bệnh tật thường gặp như: tiểu đường, tim mạch, cao huyết áp, viêm gan, táo bón… Tác giả luôn có những lời khuyên hữu ích nhằm đặt căn bản vững chắc cho một cuộc sống khoẻ mạnh, ít bệnh tật.
Nói chung, bộ sách nhắm đến trả lời phần lớn những câu hỏi liên quan đến vấn đề ăn uống, nhưng đặc biệt cung cấp cho bạn đọc một cách chi tiết hơn những gì cần biết trong việc ăn uống hằng ngày, khi đang khoẻ mạnh cũng như khi có bệnh. Với mục tiêu đề ra như vậy, bộ sách của Bác sĩ Nguyễn Ý Đức có thể nói là một thành quả rất đáng khen về cả hai mặt khoa học cũng như thực dụng, bởi vì nó đáp ứng được cả tính chính xác của một tác phẩm khoa học cũng như tính dễ hiểu của một tài liệu hướng dẫn dành cho quảng đại quần chúng.
Mục Lục:
Vài lời giới thiệu
Sự tiêu hoá thức ăn
Tương tác giữa thức ăn và dược phẩm
Thực phẩm tự nhiên
Thực phẩm sản xuất bằng cấy ghép gen
Ăn nhà hàng
Rau trộn
Thực phẩm ăn nhanh
Ăn chay
Dị ứng và không dung nạp
Bảo quản thịt
An toàn bếp núc
Các chất phụ gia
Bột ngọt
Nhãn hiệu thực phẩm
Thực phẩm và năng lượng
Tháp dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng Địa Trung Hải
Đậu nành và sức khoẻ
Tỏi và sức khoẻ
Trái cây và sức khoẻ
Trứng
Sữa bò và sức khoẻ
Sữa chua
Pho mát – kem – bơ – margarin
Chất béo omega-3
Chất béo và sức khoẻ
Dầu thực vật
Đường và sức khoẻ
Nước uống và sức khoẻ
Muối ăn
Cà phê
Mật ong
Nhân sâm
Lò nấu vi ba.
Mời bạn đón đọc.