“Dấu ấn Việt Nam trên Biển Đông” lược lại cụ thể quá trình xác lập và thực thi chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa, quần đảo Hoàng Sa từ thời chúa Nguyễn, thời Tây Sơn đến thời chống Pháp, chống Mỹ, xây dựng và đổi mới, hội nhập đất nước…
Lòng yêu nước, tinh thần tự chủ và bất khuất từ bao đời đã trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, tạo nên sức mạnh thần kỳ để nhân dân ta chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược. Ngày nay, dân tộc ta đã độc lập nhưng bờ cõi nước ta ở một số nơi vẫn chưa yên. Đặc biệt, trên Biển Đông, nơi cửa ngõ của Việt Nam, quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đã bị đánh chiếm, quần đảo Trường Sa của Việt Nam cũng đang bị tranh chấp, nhòm ngó và đe dọa.
“Dấu ấn Việt Nam trên Biển Đông” được xuất bản đúng thời điểm Luật Biển Việt Nam vừa được Quốc hội thông qua, cuốn sách góp phần tuyên truyền sâu rộng những thông tin chính xác đến với mọi tầng lớp nhân dân; đồng thời khẳng định những quan điểm đúng đắn, khách quan của Nhà nước Việt Nam đối với các vấn đề tranh chấp, trong quyết tâm bảo vệ chủ quyền, các quyền, lợi ích chính đáng của mình trên Biển Đông và trong việc thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của Nhà nước Việt Nam trước cộng đồng khu vực và quốc tế.
Cuốn sách “Dấu ấn Việt Nam trên Biển Đông” gồm 4 chương:
-
Chương 1: Vị trí và vai trò của biển, đảo Việt Nam trong Biển Đông
-
Chương 2: Việc xác lập các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam
-
Chương 3: Quá trình xác lập và thực thi chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa
-
Chương 4: Tranh chấp Biển Đông: Thực trạng và giải pháp
Ngoài ra còn có phần phụ lục: Các văn bản chính thức của nhà nước Việt Nam về các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam; các bài nghiên cứu về Biển Đông của các nhà khoa học.
Cuốn sách trình bày và luận giải những vấn đề lý luận cơ bản nhất của luật biển quốc tế về thềm lục địa như: Khái niệm khoa học địa chất, khoa học pháp lý về thềm lục địa, quy chế pháp lý của thềm lục địa, xác định ranh giới của thềm lục địa theo quy định của pháp luật quốc tế, quy trình chung thực hiện việc xác định ranh giới ngoài thềm lục địa vượt quá 200 hải lý theo quy tắc của Ủy ban Ranh giới thềm lục địa, phân định thềm lục địa của các quốc gia có bờ biển liền kề hoặc đối diện nhau, quy chế pháp lý và vai trò của các đảo trong xác định ranh giới thềm lục địa, vấn đề xác định thềm lục địa theo pháp luật và thực tiễn Việt Nam.
Bên cạnh đó, cuốn sách còn phân tích thực tiễn phân định và giải quyết tranh chấp về thềm lục địa của một số quốc gia trên thế giới thông qua các án lệ điển hình của cơ quan tài phán quốc tế.
Mời bạn đón đọc.
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn