Xem sách hay

Đào Tấn Và Hát Bội Bình Định

Mua ở đâu?
Quách Giao

Quách Giao

Quách Tấn

Quách Tấn

Đào Tấn Và Hát Bội Bình Định:
Những câu chuyện lý thú về bát bội Bình Định do các nghệ nhân, nhà lý luận về tuồng như các cụ tú Đặng Văn Thám, cụ tú Võ Kiêm và các cụ Tàu Sáu, Đoàn Phong, Nguyễn Dật, Mai Cao Lương, Trần Thiếu Du… và các nghệ sĩ tuồng như Cứu Vị, Bầu Chưu, Chánh ca Đông, Hoàng Chinh, Tư Cá, Thủy Triều… kể lại đều được ghi chép.

“Cụ Đào Tấn chẳng những tài về soạn tuồng mà còn tinh về diễn tuồng. Hát đã hay mà điệu bộ lại lên đến diệu xứ.
Ca công Bát Phàn nổi tiếng về vai Trụ Vương trong tuồng Trầm Hương Các. Cụ Đào bảo diễn thử:
Bát Phàn hát câu:
Gió hương thổi lọt hoàng bào
Kiều mai tuyết điểm động đào mây giăng.
Cụ Đào phê:
– “Gió hương…. mây giăng”, giọng điệu đều lột được hết tinh thần câu văn. Riêng “tuyết điểm” thì chưa đạt.
Luôn luôn được người ta khen, nay bị chê, dù chê khẽ, chê trong khen, Bát Phàn nổi lòng tự ái:
– Con có thấy tuyết ra soa đâu mà bảo diễn cho đúng?
– Không thấy chớ cũng nghe. Tuyết trắng, trong và lạnh.
Bát Phàn nói kháy:
– Làm sao diễn tả được ba tánh chất ấy? Xin cụ lớn dạy cho.
Cụ Đào bảo Bát Phàn trao mũ áo cho mình, lên sân khấu hát lại câu ấy… Bát Phàn liền sụp lạy:
– Con đã trông thấy “tuyết” và đã nhận thấy “tuyết điểm” rồi.

Từ ấy cụ Đào làm thầy và nhờ công dạy dỗ của cụ Đào, Bát Phàn luyện nghệ thuật đến tuyệt đỉnh, rồi truyền lại cho con em sau này. Nhiều người nổi tiếng.
Cói người hỏi bí quyết của cụ Đào, Bát Phàn đáp:
– Có bí bầu gì đâu. Cụ chỉ nhấn chữ “tuyết” một cách thần tình, làm cho tôi lạnh xương sống và cất giọng trong trẻo khiến tôi nhìn thấy vẻ trong trắng của tuyết. Thế mà tôi phải tập đi tập lại không biết bao nhiêu lần mới lột được tinh thần câu hát.

Nghe người con kế nghiệp của ông Bát Phàn là Bầu Chưu kể lại câu chuyện, tôi yêu cầu ông hát lại câu ấy cho tôi nghe. Ông bầu cười:
– Tính khi nhỏ tập hoài còn chẳng được, huống chi bây giờ sức đã yếu giọng đã khan.
Một người Việt gốc Hoa là Diệp Trường Phát, tục gọi là Tàu Sáu ở An Thái, thơ Nôm giỏi, hát bội hay đã hát câu “gió hương…” cho tôi nghe. Chú Sáu đã lột được tinh thần câu thơ nhưng không có thể giáng cho tôi rõ kỹ thuật diễn tả. Chú Sáu đưa tôi đến giới thiệu cùng thầy tú Lâm Thúc Mậu ở Nhơn Nghĩa.

Thầy Lâm Thúc Mậu đậu tú tài dưới triều Thành Thái, thi tiếp mấy khoa nữa không đậu được cử nhân bèn bỏ việc thi cử ở nhà rước thầy học hát bội. Đến khi rành nghề, thầy mở trường dạy hát. Ở làng bên lại có một ông cử nhân chuyên môn làm văn “hô bài chòi” để bán. Một nhà thơ trào phúng địa phương là Tám Ngại có một tuyệt rằng…”.

Mời bạn đón đọc.

 
Mua ở đâu?