Xuất phát điểm của đạo Phật là sự cảm nhận nỗi khổ đau sinh, lão, bệnh, tử của con người. Đó là thời điểm mà Thái tử Tất Đạt Đa quan sát cuộc sống ở ngoài cung đình và khởi lòng trắc ẩn muốn giải thoát chúng sinh khỏi bế khổ luân hồi và cải tạo môi trường sống đầy bất công mà Ấn Độ đang trải qua đã thôi thúc Thái tử đi tìm chân lý.
Không phải là thần thánh, là một con người bằng xương bằng thịt, Thái tử Tất Đạt cũng đã đi tìm chân lý như bao người khác ở Ấn Độ thời ấy. Lấy bản thân mình chiêm nghiệm những trường phái tư tưởng tương đương thời để tìm ra một con đường đúng đắn nhằm đạt mục đích giải phóng con người.
Trong quá trình phát triển, con người cũng bình đẳng trong sự chịu tác động của những quy luật ấy. Trưởng thành, già rồi chết, dù họ là ai, là thường dân hay vua quan cũng đều không thoát khỏi những quy luật đó. Không ai được biệt đãi, miễn trừ. Nếu biết rõ được quy luật ấy và đứng trên tinh thần Trung Đạo, con người trước hết sẽ trừ được Tham, Sân, Si và khởi được lòng từ bi, hỉ, xả, bởi họ hiểu rằng cái đau của người cũng chính là cái đau của mình, cái khổ của người cũng giống cái khổ của mình. Cũng là cái đau, cái xót của việc đứt tay thì làm sao có thể nói ở người giàu hay người nghèo, ở người già hay người trẻ là đau hơn, là xót hơn được. Vậy nên, chỉ cần nhận thức được tư tưởng bình đẳng của Đạo Phật, chúng ta cũng có thể hiểu được tinh thần Trung Đạo. Ngược lại, mang tâm bình đẳng để tiếp thu Đạo Phật, người Phật tử sẽ tăng trưởng được thiện căn và nhất định tiến tới giải thoát.
Khi tìm hiểu bất kỳ một tư tưởng nào của Đạo Phật như tư tưởng giải phóng con người, tư tưởng tri túc, tư tưởng bình đẳng… chúng ta sẽ ở kiến thức của mình là hết sức nhỏ bé, phiến diện. Bởi lẽ khi nói ý này lại thấy cần phải nói ý kia, khi giải thích hiện tượng này lại thấy cần phải giải thích thêm hiện tượng kia. Và cuối cùng thấy rất khó làm được đầy đủ. Nhưng nếu cứ cầu toàn như vậy thì chúng ta sẽ chẳng dám viết, chẳng dám đàm đạo một vấn đề gì. Việc học Phật là vô cùng vô tận. Tuy nhiên, chúng ta hãy lạc quan theo lời Phật dạy: Trong một pháp thâu thiếp vạn pháp, vạn pháp cũng nằm trong một pháp mà thôi. Vì thế, một ý kiến dù chưa đầy đủ, dù chưa chính xác, thậm chí còn sai lệch cũng cần được nói ra, cũng cần được đàm đạo để nhận thức của mình ngày càng thêm đầy đủ và chính xác hơn. Đó cũng chính là biện minh cho mìnhkhi đặt vấn đề “Tìm hiểu tư tưởng bình đẳng trong Đạo Phật”.
Mục lục:
Tìm hiểu vài nét về tính “không” của Phật giáo
Tìm hiểu tư tưởng bình đẳng trong đạo Phật
Khởi tín đạo thừa tu thập thiền định
Pháp tướng
Phép tu Lăng nghiêm đại định
Tâm tạo
Thiền của Phật giáo
Tâm vô lậu học Giới – Định – Tuệ
Hình tượng ma vương trong giáo lý nhà Phật
Giáo lý về các Đại, Uẩn, Sứ, Giới. Một cách nhìn chính xác về cuộc sống vô thường
“Phật sẽ thành” – một tiềm năng giác ngộ
Nội dung và ý nghĩa cơ bản của ba pháp ấn
Trí tuệ và từ bi trong đạo Phật
Tâm tịnh tức Phật độ tịnh: tư tưởng nhập thế của đạo Phật qua kinh Duy Ma
…….
Mời bạn đón đọc.