Xem sách hay

Danh Nhân Văn Hoá Trong Lịch Sử Việt Nam

Mua ở đâu?
Tạ Ngọc Liễn

Trong lịch sử xây dựng, phát triển nền văn hoá dân tộc, các nhà thơ, nhà văn, sử gia, nhà tư tưởng, nhà y học, thiên văn học, toán học… đóng một vai trò quan trọng, vì họ là những người tham gia trực tiếp vào quá trình sáng tạo ra nền văn hoá ấy. Họ chính là những gương mặt tiêu biểu, đại diện cho văn hoá dân tộc. Từ trước tới nay đã có không ít người sáng tạo ra nền văn hoá ấy. Họ chính là những gương mặt tiêu biểu, đại diện cho văn hoá dân tộc. Từ trước tới nay đã có không ít sách viết về cuộc đời, sự nghiệp của những danh nhân văn hóa ấy. Tập Danh nhân văn hoá trong lịch sử Việt Nam của nhà nghiên cứu sử học Tạ Ngọc Liễn cũng nằm trong tủ sách danh nhân mà Nhà xuất bản Thanh Niên từng ấn hành. Nhưng khác với một số tác giả, ở Danh nhân văn hoá Việt Nam, Tạ Ngọc Liễn đã không dùng thủ pháp hư cấu, cũng như không sử dụng giai thoại, truyền thuyết khi dựng lại chân dung các nhà văn hóa trong lịch sử, mà trung thành với tài liệu được khai thác từ các bộ chính sử, các sách nhân vật chí, đăng khoa lục, các thi văn tập, gia phả… với mong muốn có thể cung cấp cho độc giả những tư liệu về chân dung các nhà văn hoá Việt Nam trong lịch sử mang đường nét chân thật. Tất cả các yếu tố về tiểu sử, cuộc đời, tư tưởng, tài năng của mỗi nhân vật được tác giả Tạ Ngọc Liễn viết lại, đều có tính chất tư liệu sử học, văn học… độc giả có thể tin tưởng tiếp nhận.

Về thể tài, khi viết Danh nhân văn hoá trong lịch sử Việt Nam, tác giả đã chú ý cố gắng học tập, kế thừa lối viết nhân vật chí, truyện chí vốn có truyền thống khá lâu đời ở nước ta.

Danh nhân văn hoá trong lịch sử Việt Nam là tập sách trong đó viết về những nhân vật được tác giả lựa chọn giới thiệu theo quan niệm và nhận thức lịch sử của riêng mình.

Vì vậy trong tập sách này tác giả tập trung giới thiệu các nhà thơ, nhà văn, nhà tư tưởng từ thế kỷ Xuất tới thế kỷ XVIII. Các nhân vật được sắp xếp theo lịch đại một cách tương đối, nhằm giúp bạn đọc tiếp nhận thông tin, tư liệu một cách có hệ thống, để thấy được tiến trình phát triển của nền văn hoá dân tộc Việt Nam.

Do còn thiếu hụt về tư liệu nên tập sách chưa nêu được đầy đủ các nhân vật.

Rất mong được bạn đọc cảm thông và đóng góp ý kiến để tập sách được hoàn chỉnh, đáp ứng mong muốn của bạn đọc.

Mục lục:

Lời nói đầu

Đỗ Pháp Thuận

Ngô Chân Lưu

Vạn Hạnh

Lý Công Uẩn người khai sáng vương triều Lý

Mãn Giác

Hoàng Thái hậu Ỷ Lan

Trần Thủ Độ người khởi dựng nhà Trần

Trần Thái Tông – vua anh hùng, triết gia, thi sĩ

Huyên Quang – thi sĩ thiền gia

Mạc Đĩnh Chi tác giả phú nổi tiếng đời Trần

Trần Quang Triều, Nguyễn Ức, Nguyễn Sưởng một dòng cảm xúc trong thơ đời Trần

Trương Hán Siêu và Bạch Đằng Giang phú

Nguyễn Trung Ngạn một hồn thơ hào phóng giàu khí phách

Phạm Sư Mạnh người mở đầu dòng thơ biên giới

Nỗi thao thức thương dân trong thơ Trần NguyênDdansr

Nguyễn Phi Khanh, nhà thơ trữ tình, nhân đạo

Hồ Nguyên Trừng nhà văn hải ngoại đầu thế kỷ XV

Thơ Đặng Dung tiếng ca bi tráng của một thời

Lê Lợi người khai sáng một triều đại lớn

Nguyễn Trãi với sự phát triển các thể tài văn học ở thế kỷ XV

Lý Tử Tấn một nhà thơ yêu nước

Lê Thánh Tông một ý chí tự cường lớn

Thái Thuận nhà thơ trữ tình đặc sắc

Hoàng Đức Lương nhà làm thi tuyển thế kỷ XV

Đặng Minhkhieemr và thơ vịnh sử

Nguyễn Bỉnh Khiêm hiền triết, thi gia

Phùng Khắc Khoan

Nguyễn Dữ và văn học truyền kỳ

Nguyễn Tông Khuê nhà thơ Nôm xuất sắc thế kỷ XVIII

Ngô Thế Lân nhà thơ ẩn dật sứ Thuận Hoá

Lê Quý Đôn nhà bác học và nhà thơ hoà trong Lê Hữu Trác

Ngô Thì Sĩ

Phạm Nguyễn Du nhà thơ hiện thực sâu sắc

La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp

Phạm Quí Thích một trái tim nhân đạo

Ngô Thì Nhậm

Nguyễn Hữu Chỉnh một tài năng xuất sắc về quốc âm

Danh sĩ Phan Huy Ích

Ninh Tốn và bài thơ Chiều đậu thuyền ở bến Chương Dương

Đoàn Nguyễn Tuấn nhà thơ đời Tây Sơn

Công chúa Lê Ngọc Hân với khúc Ai tư vãn

Hoàng Nguyễn Thự cuộc đời và thơ văn

Nhà thơ Nguyễn Đề

Một nét chân dung Nguyễn Du qua thơ chữ Hán

Lê Quang Định

Ngô Nhân Tĩnh

Trịnh Hoài Đức

Nhà thơ Nguyễn Hành

Phạm Đình Hổ và văn nghiệp

Phan Huy chú

Nguyễn Trọng Hợp và thơ đi sứ Tây

Đặng Xuân Bảng nhà sử học lớn cuối thế kỷ XIX

Mời bạn đón đọc.

 
Mua ở đâu?