Đại Tự Điển Chữ Nôm – Tra Theo ABC (Tập 1):
Cuốn “Đại Tự Điển Chữ Nôm” của hai soạn giả Trương Đình Tín và Lê Quý Ngưu, trước hết phải nói là một công trình đồ sộ, một công trình khoa học được biên soạn khá công phu, đầy tâm huyết, tuy nhiên không tránh khỏi chủ quan trong cách viết, cách nhìn nhận vấn đề. Nhưng dù sao so với các cuốn tự điển Nôm trước nó thì phải nói đây là một tác phẩm tương đối hoàn chỉnh nhất.
Cuốn đại tự điển này về mặt bố cục và nội dung có những bước tiến bộ đặc biệt so với các bậc tiền bối đi trước như Génibrel, Huỳnh Tịnh Của, Vũ Văn Kính, Nguyễn Quang Hồng, kể cả cuốn của một soạn giả người Nhật là Yonosuke Takeuchi. Về mặt bố cục, đại tự điển được chia làm hai phần, phần một là việc sắp xếp chữ Nôm theo bộ chữ Hán, theo tổng số nét; phần hai là sắp xếp chữ Nôm theo thứ tự ABC của chữ Việt La-tinh. Ngoài việc giải nghĩa các từ một cách đơn giản, dễ hiểu kèm theo từ loại, mỗi từ sau khi giải nghĩa đều có ví dụ cũng bằng chữ Nôm được trích từ các tác phẩm chữ Nôm nổi tiếng như: Kim Vân Kiều Truyện, Cung Oán Ngâm Khúc, Chinh Phụ Ngâm Khúc, Nhị Độ Mai, Ngư Tiều Vấn Đáp Y Thuật, Quang Đài Toàn Tập… và nhiều tư liệu đủ mọi lĩnh vực từ tôn giáo (Phật giáo, Nho giáo, Lão giáo, Thiên chúa giáo) đến các văn bản làng xã xưa, các gia phả của các họ tộc…
Mỗi một ví dụ đều có ghi xuất xứ rõ ràng, rất tiện cho các nhà nghiên cứu và độc giả kiểm chứng. Một đặc biệt thú vị là tác giả sinh ra và lớn lên tại Thừa Thiên – Huế nên một số lớn phương ngữ Huế được đưa vào sách, nhiều từ rất lạ tai, lạ mặt chữ, làm giàu thêm cho kho tàng chữ Nôm.
Qua hằng ngàn năm Bắc thuộc, dân tộc Việt Nam đã chịu ảnh hưởng hết sức nặng nề của Nho giáo truyền từ phương Bắc sang. Với ý đồ muốn đồng hoá dân ta, nhồi nhét vào đầu óc dân ta từ tầng lớp trí thức cho đến dân dã tư tưởng Khổng, Mạnh cùng với chữ Hán. Thậm chí các Nho sĩ ta cũng bị đầu độc, coi chữ Hán là “chữ Thánh hiền”, còn chữ Nôm là “Nôm na là cha mách qué” và tỏ ra rất khi thị. Những người Việt không nói tiếng Hoa, chỉ dùng chữ Hán để ghi chép nhưng lại đọc chữ Hán theo âm Việt. Có lẽ đây là loại tiếng Nôm đầu tiên của ta chăng? Các nhà cách mạng ngôn ngữ Việt lợi dụng các nét và các bộ của chữ Hán, dựa theo phép Lục thư, cách phiên thiết mày mò hằng thế kỷ tạo ra một thữ chữ Việt riêng cho dân ta, đó chính là chữ Nôm. Chữ Nôm lần lượt ra đời từ các tác phẩm vô danh cho đến các danh tác mà đỉnh cao là “Đoạn trường tân thanh” còn gọi là “Truyện Kiều” của Nguyễn Du.
Nhưng rồi chữ Nôm lại gặp một kiếp nạn mới kể từ ngày thực dân Pháp sang xâm lấn và chiếm đống dài hạn đất nước ta. Cũng giống như người Trung Hoa, người Pháp muốn tiêu diệt tận gốc rễ tinh thần đối kháng của ta, chúng liền tìm cách diệt cả chữ Hán và chữ Nôm. Và thứ chữ mà các nhà truyền giáo phương tây dùng mẫu tự La-tinh phiên âm tiếng Việt để dịch kinh và giảng đạo cho các giáo dân đã được chọn thể thay thế chữ Nôm và chữ Hán, mà sau này ta gọi là chữ Quốc ngữ. Chữ viết La- tinh đã lần hồi đảm nhiệm vai trò lịch sử của nó. Và ngày nay, hầu như 90% người Việt chằng còn biết chữ Nôm là gì, thậm chí một số người còn lầm tưởng chữ Việt La-tinh là chữ Nôm!.
Nếu không sớm phục hồi và phát triển thì con cháu chúng ta sau này sẽ chẳng còn biết bên cạnh thứ chữ hiện hành còn có một thứ chữ khác do chính tiền nhân của ta sáng tạo ra để ghi lại những tư tưởng, tình cảm của mình nữa. Cũng may là trong những năm trở lại đây, phong trào về nguồn, trong đó có việc phục hồi và xiển dương chữ Nôm ra đời. Nhiều nhà nghiên cứu đã âm thầm làm việc không mệt mỏi để phiên âm các tác phẩm Nôm, một số nhà nghiên cứu khác lại cho ra đời các cuốn đại tự điển lớn có nhỏ có, các sách học chữ Nôm để giúp lớp trẻ hiểu thêm về tổ tiên mình, tự hào về dân tộc mình. Lần này hai nhà nghiên cứu Trương Đình Tín và Lê Quý Ngưu lại cho ra đời bộ “Đại tự điển chữ Nôm” dày trên 5000 trang với hơn 30.000 mục từ, một công trình phải nói là rất đồ sộ. Tuy về mặt nội dung và hình thức còn nhiều chỗ cần phải bàn lại, nhưng nói chung đây là bộ “Đại tự điển chữ Nôm” có nhiều ưu điểm nhất. Theo thiển ý, với cách cấu tạo của chữ Nôm, nếu sưu tra và tìm tòi cho đầy đủ thì chữ Nôm phải có trên 50.000 tự mới đúng. Hy vọng sau này sẽ có nhiều nhà nghiên cứu Hán Nôm nữa sẽ sưu tầm đầy đủ các văn bản Nôm khắp cả ba miền để cho ra đời một bộ bách khoa chữ Nôm hoàn chỉnh hơn.
(Bán Nguyên Bộ)
Mời bạn đón đọc.
Đại tự điển chữ Nôm
(Ngày 27-05-2007 )
Sách được chia ra hai phần: Phần một tra theo mẫu tự ABC để dùng khi đã âm Nôm và muốn tra nghĩa. Phần hai tra theo bộ thủ, tổng số nét để dùng khi chưa biết chữ Nôm đó là âm gì, dùng nó tra để biết âm rồi từ đó tìm ra nghĩa. Với số lượng từ quá nhiều, các phần mềm chữ Nôm của các tác giả trong hoặc ngoài nước đều không thể đáp ứng đủ cho công việc biên soạn bộ đại tự điển này. Hai soạn giả phải tự làm một phần mềm riêng về chữ Nôm và phải vẽ gần 30.000 chữ Nôm từ các chế bản gỗ, đá và chép tay đã quá cũ, để phục vụ cho bộ sách.
Trong tài liệu trích dẫn để làm ví dụ, hai soạn giả sử dụng tài liệu của Phật giáo, tuồng tích, truyện, thơ phú… Mỗi thứ trích dẫn một ít để minh chứng cho giới nghiên cứu biết chữ Nôm đã đóng góp quan trọng, trong nhiều lĩnh vực văn hóa của nước nhà trước khi có chữ quốc ngữ La tinh.
Nguyễn Hữu
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn
Trần Bạch Đằng du ký
(Thứ Ba, 15/04/2008)
Nhà Xuất bản Trẻ kỷ niệm 1 năm ngày mất của nhà nghiên cứu Trần Bạch Đằng (16-4) bằng tuyển tập ghi chép Trần Bạch Đằng du ký. Tuyển tập gồm các bài viết của nhà nghiên cứu Trần Bạch Đằng trong những chuyến viếng thăm ngoại giao của ông từ năm 1977 đến năm 1999.
Bằng những chuyến đi ngắn ngày hoặc dài ngày tại 19 quốc gia ở các châu lục, nhà nghiên cứu Trần Bạch Đằng đã có những góc nhìn và cảm nhận rất sâu sắc về đất nước và con người nơi đó. Mỗi bài viết của ông đều có đầy đủ số liệu và phản ánh được tình hình kinh tế-chính trị của những quốc gia mà ông đã đi qua. Đi đến đâu, ông tìm hiểu con người, vùng đất nơi ông đến để liên tưởng, đối chiếu với bối cảnh điều kiện thực tại của nước bạn và Việt Nam. Ngoài những nước có nền kinh tế phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Singapore… ngòi bút của ông còn ghi nhận sâu sắc về các vùng miền, TP đã đi qua như Bermuda, La HaBana, Montreal…
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn