Đại Nam Quốc sử diễn ca là một trong các bộ sử ca của lịch sử học Việt Nam mà cũng là của văn học sử cổ cận đại Việt Nam. Bộ sử ca này nguyên là một tác phẩm văn chương được trước tác và khắc in vào những năm giữa thế kỷ thứ XIX (1860, 1870, 1874) ở trong nước và nước ngoài (TQ).
Bộ sử thi này đa số vốn là các bài thơ ngắn khuyết danh, kể chuyện từ thời Hồng Bàng đến đời Mạc Đăng Dung. Phần tiếp theo cho đến đời nhà Nguyễn -Tây Sơn do Lê Ngô Cát viết toàn bộ 3.774 câu thơ lục bát. Sau Phạm Đình Toái chỉnh lý lại còn 2.054
Trong những áng văn xưa, có bổn Đại Nam Quốc sử Diễn ca đáng yêu quí. Về mặt sử liệu không phải đó là một công trình vô giá trị. Về mặt văn chương, đó là một công trình lớn lao.
Đại Nam quốc sử diễn ca là một áng văn chương viết theo thể lục bát, chép lịch sử dân Việt từ Kinh Dương Vương và họ Hồng Bàng đến hết nhà Lê.
Một đoạn được nhiều người biết trong bài trường thi này là phần kể việc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng với những câu:
Bà Trưng quê ở châu Phong
Giận người tham bạo thù chồng chẳng quên
Chị em nặng một lời nguyền
Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân…
Đại Nam Quốc sử Diễn ca được thực hiện theo lệnh của vua Tự Đức.
Bổn Đại Nam Quốc sử Diễn ca sao lục ra đây, là chép theo bổn chữ nôm của Duy Minh Thị, người ở Xóm Dầu (Sài Gòn), xuất bản năm 1874, do hiệu Kim Ngọc Lâu ở Việt Đông (bên Tàu) khắc bản.
Toàn bổn có một ngàn lẻ hai mươi bảy (1027) câu lục bát. Ở đây lần lượt lục đăng, tùy lời chú thích dài vắn mà khi ít khi nhiều câu, không có chừng.
Mời bạn đón đọc.