Xem sách hay

Đại Cương Lịch Sử – Triết Học Phương Tây Hiện Đại Cuối Thế Kỷ XIX – Nửa Đầu Thế Kỷ XX

Mua ở đâu?
Nhiều Tác Giả

Chúng ta đã bước sang một thiên niên kỷ mới cùng với những cơ hội và những thách thức mới. Loài người đã và đang đạt được những thành tựu to lớn trong mọi lĩnh cực hoạt động sống của mình. Lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, con người có được những tiền đề cần thiết cho sự phát triển toàn diện. Nhiều mơ ước ngàn năm của con người đã được thực hiện. Chúng ta cần phải cảm ơn khoa học, tư duy duy lý về tất cả những điều tuyệt vời ấy. Nhưng, thực tiễn lịch sử cũng cho chúng ta thấy cuộc sống của con người toàn đầy rẫy những vấn đề. Có cảm tưởng là con người ngày càng trở nên khó sống hơn, càng mất tự tin hơn, thậm chí còn phải đối mặt với một sự không tự do lớn hơn nữa, đối mặt với chính vấn đề về sự tồn vong của bản thân và của giống nòi. Hoá ra khoa học, tư duy duy lý là cần thiết nhưng chưa đủ để đảm bảo cho con người một cuộc sống hạnh phúc, toàn vẹn.

Đứng trước bối cảnh tiến bộ khoa học – kỹ thuật ngày một tăng nhanh, tirết học phương Tây hiện đại đã đặt ra và giải quyết những vấn đề hoàn toàn mới mẻ so với triết học duy lý truyền thống. Lần đầu tiên triết học phương Tây khám phá ra được trong con người có những “lực lượng bản chất” khác, ngoài lý tính, mà cũng chi phối con người không gì “lý tính” của nó, nếu không nói là chúng chủ yếu quy định lối ứng xử của con người trong đa số trường hợp. Triết học phương Tây hiện đại cung phát hiện ra rằng, sự giải phóng bên ngoài (xã hội, chính trị, kinh tế) là cần thiết nhưng chưa đủ để con người có được tự do. Hơn nữa, tự do của con người, về thực chất, chủ yếu, là vấn đề có liên quan tới thế giới nội tâm con người. Vậy, con người cần phải suy nghĩ và làm gì để trở thành người tự do, tức trở thành “Người” theo đúng nghĩa của từ này? Triết học phương Tây hiện đại cố gắng đưa ra câu trả lời cho vấn đề của mọi vấn đề này.

Tìm hiểu lịch sử triết học nói chung và triết học phương Tây nói riêng là một việc làm tối cần thiết. Điều này lại càng trở nên cấp bách hơn trong bối cảnh tiếp biến văn hoá hiện nay. Chúng ta cần có được những hiểu biết cần thiết trong lĩnh vực triết học với tư cách sự “kết tinh tinh thần văn hoá nhân văn thời đại” để có thể đối thoại với các nền văn hoá khác, để có thể tiếp thu được những thành tựu chung nhân loại và chỉ ra được những hạn chế mang tính nguyên tắc của chúng, qua đó ngăn chặn được ảnh hưởng tiêu cực của chúng đến lối sống của chúng ta.

Mục lục:

Lời nói đầu

Chương 1: Triết học cuộc sống

Chương 2: Phân tâm học

Chương 3: Chủ nghĩa hiện sinh

Chương 4: Chủ nghĩa thực dụng

Chương 5: Chủ nghĩa thực chứng

Chương 6: Thuyết kant mới

Chương 7: Thuyết Hegel mới

Chương 8: Các trào lưu duy thực chủ nghĩa hiện đại

Chương 9: Triết học nga hiện đại

Danh mục tài liệu tham khảo

Mời bạn đón đọc.

 
Mua ở đâu?