Sau Liêu Trai chí dị của Bồ Tùng Linh, ở Trung Quốc giai đoạn cuối thời Minh, đầu thời Thanh đã hình thành một phong trào sáng tác tiểu thuyết mạnh mẽ và rộng khắp, trong vô số tác phẩm thời kỳ đó, Dạ Đàm tuỳ lục của Hòa Bang Ngạch có thể nói là tác phẩm xuất sắc và nổi bật nhất.
Tuy vậy, khác với thế giới của Liêu Trai, trong Dạ Đàm tuỳ lục tác giả lại dùng một nét bút lạnh lẽo đen tối để miêu tả thế giới hồ ly ma quỷ. Thế giới ấy cũng đen tối xấu xa như thế giới con người.
Trong khi Liêu Trai miêu tả một thế giới lý tưởng đẹp đẽ của hồ ma để phản đối lại hiện thực xấu xa, thì Dạ Đàm lại xem xứ sở ảo tưởng của hồ và ma chính là hình bóng của thế giới hiện thực xấu xí, và không hề lý tưởng hoá để nó trở nên tốt đẹp.
Cùng là nói chuyện hồ ly ma quỷ, nhưng sự truy cầu mạnh mẽ, trong sáng đối với chủ nghĩa lãng mạn trong Liêu Trai, đã trở nên ảm đạm, thê lương trong Dạ Đàm. Thay vào đó là những ý tứ của một chủ nghĩa hiện thực lạnh lẽo, dữ dằn, và đau thương.
Lần đầu được dịch ra tiếng Việt, Dạ Đàm tuỳ lục xứng đáng được có một vị trí quan trọng trong lòng độc giả say mê văn chương cổ điển Trung Quốc.
Mời bạn đón đọc.