Công Nghệ Phun Phủ Bảo Vệ Và Phục Hồi:
Phun phủ là một trong những phương pháp gia công bề mặt vật liệu được sử dụng trong hơn nửa thế kỷ nay. Công dụng chủ yếu của phun phủ là bảo vệ chống gỉ các kết cấu và chi tiết làm việc trong các môi trường khác nhau, phục hồi các chi tiết máy bị mài mòn, ăn mòn và xâm thực.
Sự phát triển mạnh mẽ về thiết bị, vật liệu và công nghệ phun trong vài chục năm gần đây đưa phun phủ trở thành một lĩnh vực khoa học công nghệ riêng, góp phần đáng kể vào tiến bộ khoa học của loài người, mang lại hiệu quả kinh tế to lớn trong lĩnh vực chế tạo và phục hồi.
Ở Việt Nam, nhiều ngành công nghệ lớn đang phát triển với tốc độ nhanh, như Đóng tàu, hàng không, dầu khí, xây dựng, hoá học, chế tạo máy…
Sự “hẫng hụt” trong công nghệ phun phủ đã dẫn đến sự bị động và trì trệ trong lĩnh vực chế tạo và phục hồi, gây tổn hại to lớn cho nền kinh tế quốc dân. Hàng năm Nhà nước phải nhập ngoại hàng ngàn tỉ đồng vật liệu và phụ tùng thay thế; phải chi hàng trăm tỉ đồng cho việc thuê các nước phun phủ phục hồi các chi tiết và kết cấu bị hưng hỏng dưới dạng ăn mòn và mài mòn.
Với mong muốn tổng hợp có hệ thống các thông tin tư liệu và những thành quả khoa học, công nghệ phun phủ từ khi nó ra đời cho tới nay nhằm góp phần giảm bớt sự “hẫng hụt” nói trên.
Đối tượng phục vụ cuốn sách này là cán bộ kỹ thuật trong các lĩnh vực liên quan và sinh viên các trường đại học công nghệ và cao đẳng kỹ thuật. Sách cũng có thể giúp ích cho các cán bộ nghiên cứu và giảng dạy.
Mục Lục:
Lời nói đầu
Các ký hiệu
Chương 1: Các phương pháp phun
Tổng quan và phân loại các phương pháp phun
Phun ngọn lửa khí
Phun điện
So sánh đặc điểm công nghệ của phương pháp phun ngọn lửa khí và phun plasma.
Chương 2: Vật liệu phun
Dây phun
Bột phun
Thanh phu.
Chương 3: Thiết bị phun
Thiết bị phun ngọn lửa khí
Thiết bị phun điện.
Chương 4: Công nghệ phun
Chuẩn bị bề mặt chi tiết phun
Phun
Gia công các lớp phun
Gia công cơ khí sau khi phun.
Chương 5: Đặc điểm của các quá trình phun
Tốc độ chuyển động của các hạt khi phun
Nhiệt độ của các hạt phun
Nhiệt độ của vật liệu nền
Tương tác của vật liệu phun với dòng nhiệt độ cao
Sự hình thành lớp phun
Cấu trúc của lớp phun.
Chương 6: Các tính chất của lớp phun
Độ bám của lớp phun
Độ bền kéo của lớp phun
Độ xốp của lớp phun
Độ cứng của lớp phun
Tính chống mòn và đặc tính ma saát của lớp phun
Tính chịu nóng và đặc tính cách nhiệt của lớp phun
Tính chống gỉ của lớp phun
Ứng suất dư trong lớp phun
Độ bền mỏi của các chi tiết phun.
Chương 7: Ứng dụng của công nghệ phun trong bảo vệ và phục hồi
Phun bảo vệ
Phun phục hồi.
Mời bạn đón đọc.