Condi – Chuyện Về Condoleezza Rice
Giữ chức Ngoại trưởng và là người thân cận nhất của Tổng thống Mỹ George W. Bush. Condoleezza Rice là người phụ nữ có ảnh hưởng nhất trong lịch sử nứơc Mỹ, và có thể là một trong những người phụ nữ da màu nổi tiếng nhất trên thế giới. Bà đang giữ chức Cố vấn An ninh Quốc gia cho Tổng thống và có một sự nghiệp xuất sắc trong vai trò của một học giả, giáo sư, hiệu trưởng, và cố vấn ngoại giao.Chính vai trò cố vấn ngoại giao đã đưa bà từ Birmingham, Alabama tới Denver, Colorado, tới Palo Alto, California, rồi tới Nhà Trắng – ở tuổi 50.
Nhưng người phụ nữ quyền lực này là ai? Có phải là người đã và đang trực tiếp trải qua những thời điểm đen tối nhất hay rực rỡ nhất của quốc gia; là người trụ cột trong phản ứng của chính phủ đối với thảm kịch 11 tháng 9; là người mà một số người tin chắc chắn sẽ trở thành một nhà cầm quyền, một thượng nghị sĩ, một phó Tổng thống hoặc thậm chí là một Tổng thống tương lai?
Tóm lược từ những cuộc phỏng vấn duy nhất với hàng chục người thân, đồng nghiệp, bạn bè và giáo viên, từ hơn hai chục cuộc phỏng vấn và bài báo đã xuất bản trước đây, Antonia Felix sẽ đem đến cho chúng ta tiểu sử đầu tiên về một người Mỹ kỳ lạ – một người phụ nữ điềm đạm, vô cùng duyên dáng, cực kỳ trung thành và có niềm tin tôn giáo sâu sắc. Niềm say mê của bà chính là âm nhạc, bóng đá và chủ nghĩa Xô – Viết.
Câu chuyện đặc biệt này được xây dựng dựa trên một gia sản đặc biệt. Tổ tiên của bên nội và ngoại đều là những người chủ sở hữu nô lệ hoặc những nô lệ da trắng, Condoleezza Rice có nguồn gốc từ cả hai dòng giống này, dòng họ Rices và Rays, luôn toàn tâm toàn ý cho học hành để thành công. Bà sinh ra tại vùng Birmingham phân biệt chủng tộc năm 1954 và lớn lên trong một khu dân cư trung lưu dành cho người da đen thành đạt và cầu tiến của thành phố. Cả hai bố mẹ bà đều yêu âm nhạc và là những nhà giáo dục nên đã dùng một thuật ngữ trong âm nhạc để đặt tên nghĩa là “những cung bậc ngọt ngào”.
Gia đình Rices bắt đầu cho người con duy nhất của họ học piano từ lúc lên 3 và suốt tuổi thơ của cô bé luôn lấp kín bằng những buổi học ba-lê, trượt băng, học gia sư tiếng Pháp và Tây Ban Nha, xem bóng đá, và chồng sách trên chiếc bàn đặt cạnh giường được thay đổi liên tục, với mục đích hướng cho con gái phát huy các sở trường của mình để cô có những bước đệm “tốt gấp hai” tiến lên vị thế ngang bằng với những người bạn da trắng của mình tại miền Nam.
Câu chuyện về con đường đưa bà đến đỉnh vinh quang là nguồn cảm hứng cho tất cả mọi người không kể tới yếu tố chính trị. Cuốn sách của Felix, Condi, không chỉ cho chúng ta một chân dung đầy đủ của người thân cận với tổng thống hơn bất cứ ai trong chính quyền – một người phụ nữ da màu đã vươn lên đứng đầu trong lĩnh vực mà từ trước tới nay người da trắng chiếm ưu thế, mà còn cho chúng ta thấy một người có hiểu biết sâu sắc về cách thức làm việc của Nhà Trắng.
Bà ngoại trưởng là một gương mặt Mỹ điển hình đối với cả thế giới. Thế giới sẽ nhìn thấy sức mạnh, vẻ duyên dáng và sự tao nhã của đất nước chúng tôi ở bà… Tôi hoàn toàn tin tưởng vào lời khuyên của bà; các kinh nghiệm của bà đã giúp ích cho tôi rất nhiều. Tôi cũng đánh giá cao tâm hồn và cách đánh giá kiên định của bà. Hiện nay, tôi rất vui mừng vì bà đã đồng ý vào làm việc trong nội các của chúng tôi.
George W. Bush trong bài phát biểu chính thức bổ nhiệm Condoleezza Rice làm Ngoại trưởng tiếp theo của Hoa Kỳ.
Lời ca ngợi dành cho: Condi – Chuyện Về Condoleezza Rice
“Từ một cái tên không bình thường (trong âm nhạc có nghĩa là “những cung bậc ngọt ngào”) đến việc chuyển sang Đảng cộng hoà (đáp lại phản ứng của Tổng thống Jimmy Carter đối với cuộc xâm lược Afghanistan của Xô Viết), cuốn tiểu sử này sẽ hé lộ những bí mật trong sự nghiệp chính trị và cuộc sống riêng tư của một trong những gương mặt có quyền lực nhất của Washington.”
– New York Daily News
“Antonia Felix giới thiệu một chân dung rất đáng để đọc. Thật khó mà cưỡng lại câu chuyện về một ngưòi phụ nữ da đen sinh năm 1954 tại vùng phân biệt chủng tộc Birmingham, Ala… đã bẻ gãy mọi rào cản để trở thành nhân vật xuất sắc trong một lĩnh vực mà người da trắng chiếm ưu thế… Một cuốn tiểu sử được viết rất thấu đáo và hấp dẫn.”
– Publishers Weekly
Mục Lục:
Lời cảm ơn
Lời giới thiệu của Nhà xuất bản
Lời nói đầu
1- Trong chiến dịch tranh cử
2- Một gia sản kiểu Mỹ
3- Phải cố gắng gấp đôi
4- Chopin, Shakespeare hay Nhà nước Xôviết?
5- Trường đại học
6- Giáo sư Rice
7- Tổng thống Bush I
8- Căn phòng trên nóc
9- Sự khuyếch trương của quyền lực Bush II
10- Cuộc chiến chống khủng bố
Phụ lục I: Các cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ, 1950 – 2005
Phụ lục II: Các sự kiện chính trong tiểu sử của Condoleezza Rice
Mời bạn đón đọc.
(Thứ sáu, 25/01/2008)
Xuất bản ‘Chuyện về Condoleezza Rice’
The Condoleezza Rice Story” – cuốn sách của nữ văn sĩ Antonia Felex – vừa được mua bản quyền dịch và xuất bản tại Việt Nam. Đây là tác phẩm ghi lại chặng đường sự nghiệp lẫy lừng của vị cố vấn An ninh quốc gia Mỹ đương nhiệm.
Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ được lập ra từ năm 1947, dưới thời Tổng thống Truman nhằm phối hợp công việc của Nhà Trắng với khối quân sự và ngoại giao. Đến nay, đã có 22 người được bổ nhiệm chức cố vấn An ninh quốc gia, nhưng Condoleezza Rice là người phụ nữ da màu đầu tiên nắm giữ vị trí quan trọng này.
Chuyện về Condoleezza Rice dày 320 trang, gồm 9 chương, trong đó có nhiều hình ảnh tư liệu quý hiếm.
Ngay từ chương 1, Antonia Felex hé lộ, niềm mơ ước trở thành “người của Nhà Trắng” đã xuất hiện trong tâm trí của Rice khi bà mới chỉ là cô bé 10 tuổi. “Condi được cha mẹ cho đi thăm thủ đô Washington D.C. Thả bộ dọc theo đại lộ Pennsylvania, gia đình nhà Rice dừng trước hàng rào tòa Nhà Trắng nổi tiếng. Cô bé Rice đứng lặng người chiêm ngưỡng biểu tượng quyền lực của Tổng thống và sau đó đột nhiên cô nói: “Thưa cha, bây giờ chắc là con không vào tòa nhà này được vì con là người da màu nhưng sẽ có một ngày, con sẽ làm việc ở ngay trong tòa nhà đó”, Felex viết.
Vốn là một nhà văn viết tiểu sử kỳ cựu (Antonia Felex đồng thời là tác giả cuốn Laura – Đệ nhất phu nhân Mỹ), Felex đã dày công nghiên cứu, sưu tầm tư liệu từ dòng dõi, nguồn gốc xuất thân đến quá trình học hành và con đường đến với quyền lực của bà Rice.
Ngoài những phân tích chính trị sâu sắc, tác giả còn cung cấp nhiều chi tiết mà không phải ai cũng biết về Condoleezza Rice. Ví như cái tên là lạ của bà được đặt theo một tiết tấu nhạc mà trong tiếng Italy, nó có nghĩa là nhẹ nhàng – tình cảm – ngọt ngào.
Hà Linh
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn