“Yêu con chỉ là bản năng mà muôn loài đều có, nhưng giáo dục con cái thành ‘con người đúng nghĩa’ vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật, cần phải học tập, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm mới có được. Tình yêu thương không đúng cách, sự hy sinh không đúng nơi, đúng chỗ, nhất là trong giáo dục con cái có khi lại là sự hại con!
– Th.S Tâm lý học Đinh Đoàn, Hiệu trưởng trường PTCS Xã Đàn, Hà Nội
“Được viết bằng sự quan sát, suy nghĩ và cả trái tim của một bà mẹ trẻ Việt Nam đang sống, sinh con và nuôi con trên nước Mỹ, Con là khách quý đem đến nhiều cái nhìn mới mẻ với những vấn đề không mới, vốn rất đơn giản hằng ngày đối với một gia đình – từ việc cho con ăn, cho con ngủ, đến việc thể hiện yêu thương, dạy con cách tự lập và cả những vấn đề tâm lý mà có lẽ hầu hết các bà mẹ đọc đều gặp thấy mình phần nào trong đó.”
– Chị Gấm Hương, mẹ bé Dứa, Hà Nội
“Là một cuốn sách rất đáng tham khảo dành cho các ông bố bà mẹ Việt của thời hiện đại. Cuốn sách đã tóm tắt ngắn gọn tinh thần nuôi dạy thế hệ tương lai không chỉ của người Mỹ mà là của người phương Tây nói chung, một cách trung thực và rất tinh tuý. Sách được viết dưới góc nhìn của một người mẹ Việt sống, gặp gỡ, quan sát, học tập và trải nghiệm với các gia đình phương Tây nên cách viết rất gần gũi; thông tin rất thực tế và chi tiết. Mình rất thích.”
– Chị Hachun Lyonnet, mẹ bé Emily và Alexis
Nhận định
“Đây là một cuốn sách hấp dẫn và bổ ích, nhất là những thông tin về chăm sóc sức khỏe hay ăn uống cho bé. Tôi nghĩ đây sẽ là một cuốn sách có ích cho các ông bố bà mẹ, và nhất là cho các ông bà nội ngoại của các em bé. Trên hết, cuốn sách sẽ rất cần cho các bác sỹ nhi khoa (và cả sản khoa) ở Việt Nam đọc để thay đổi cách suy nghĩ và tư vấn cho các ông bố bà mẹ ở Việt Nam.”
– Bác sỹ Nguyễn Trí Đoàn, Trưởng khoa Nhi Bệnh viện quốc tế Victoria, TP Hồ Chí Minh
“Nhưng dần dần tôi nhận ra rằng, cách người Mỹ dạy con không chỉ nằm ở chuyện luyện con ngủ ngoan hay dạy con biết yêu thích việc ăn uống. Mà như một thứ hương hoa phảng phất trong không khí, nó tạo nên một bầu không khí, một môi trường nuôi trẻ mà trong đó, dường như mỗi ông bố bà mẹ tôi gặp lại là một pháp sư, đang đối đãi với đứa trẻ theo một cách “tu luyện” đứa trẻ thành một cá thể lớn lên tự tin, tự lập, đầy cảm thông, có đủ công cụ để hòa nhập với cuộc sống. Và không chỉ đứa trẻ, mà cả những ông bố bà mẹ đó cũng có thời gian để tận hưởng cuộc sống của chính mình.”
– Kẩm Nhung
Mời bạn đón đọc.