Văn hoá vốn là một hoạt động thuộc thế giới người nói chung và cũng là đặc trưng của mỗi một con người, đồng thời cũng là thành tựu của từng tộc người và là cái để phân biệt giữa cộng đồng người này vói các cộng đồng người khác, là tấm “thẻ căn cước” để xác định cá tính của từng dân tộc trong cộng đồng nhân loại, là tấm giấy thông hành để mỗi quốc gia được ngồi vào bàn hội nghị quốc tế, và là thông điệp đưa các dân tộc xích lại gần nhau trong một thế giới chung vì hoà bình, hữu nghị và vì những lợi ích căn bản, lâu dài.
Ở nước ta, trong những năm gần đây, văn hoá còn được khẳng định là mục tiêu và động lực của chiến lược phát triển đất nước. Nhất là trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay, mỗi một quốc gia muốn tồn tại và phát triển không thể nào đứng ngoài, hay đứng bên lề tiến trình đó. Nhưng một khi tham gia vào xu thế nói trên thì cũng có nghĩa là chúng ta buộc phải chấp nhận, trên một phương diện nào đó, sự hoà nhập về mặt văn hoá. Điều đó, nếu không được định hướng một cách đầy đủ, sẽ dẫn đến nguy cơ bị hoà tan mất bản sắc dân tộc, tức đánh mất cái “chứng minh thư” để chúng ta tồn tại và có mặt cùng với nhân loại.
Nhằm ngăn chặn nguy cơ nói trên, vấn đề bảo tồn, phát huy và hiện đại hoá văn hoá dân tộc đã được đặt thành một quốc sách trên đất nước ta hiện nay. Do đó, trong công tác đào tạo thế hệ trẻ, vấn đề làm cho họ không chỉ hiểu biết mà còn thấm nhuần với nếp sống văn hoá dân tộc được đặt ra hết sức cấp thiết, từ bậc học phổ thông cho đến đại học.
Mục lục:
Lời nói đầu
Chương dẫn nhập: Nhập môn về văn hoá học
Phần 1: Tiếp cận văn hoá Việt Nam
Chương 1: Điều kiện hình thành văn hoá Việt Nam
Chương 2: Tiến trình văn hoá Việt Nam
Chương 3: Các vùng văn hoá ở Việt Nam
Phần 2: Các thành tố văn hoá Việt Nam
Chương 1: Văn hoá nhận thức
Chương 2: Văn hoá vật chất
Chương 3: Văn hoá xã hội
Chương 4: Văn hoá tinh thần
Kết lục
Thư mục tài liệu tham khảo
Mục lục
Mời bạn đón đọc.