Chuyện Lan Man Đầu Thế Kỷ – Tiểu thuyết đầu tay của một tác giả 8X
Nếu có ai đó cho rằng thế giới được số hoá và đem chuyển tải trong các đường dây internet là một thế giới ảo thì đó là sai lầm nghiêm trọng…
Nguyễn Kỳ Cầm, nhân vật chính của câu chuyện này là một cô gái Việt Nam đến Trung Quốc du học, bẩm sinh không được hoạt bát trong giao tiếp, không năng động và thậm chí thuộc dạng thanh niên chậm trưởng thành, nhưng tất cả những điều đó lại không cản trở cô ta trong việc gia nhập thế giới hủ nữ trên internet, vậy thực tế hủ nữ là gì? Các cô gái theo phong trào này có chịu ảnh hưởng gì về khuynh hướng giới tính, nhân cách và cả trong cách nhình nhận của họ về người đồng tính luyến ái thật sự hay không? Những người đồng tính luyến ái thật sự nhìn nhận thế nào về hủ nữ? Và cuộc sống thật sự của những cô gái này ra sao?
Đó là những gì mà cuốn tiểu thuyết này đề cập tới.
Xin trân trọng giới thiệu và mời bạn đón đọc.
Tiểu thuyết lan man của 8X
(Chuyện lan man đầu thế kỷ – tiểu thuyết của Vũ Phương Nghi – Nhà sách Kiến Thức và NXB Lao Động)
Nhưng không phải thế. Chuyện lan man đầu thế kỷ hẳn hoi là một tiểu thuyết với ngổn ngang thế sự và tầng tầng lớp lớp (tuy chưa chặt chẽ lắm) về kết cấu.
Bỏ qua sự dẫn dắt dài dòng và khá thời thượng về khái niệm “hủ nữ”, bỏ qua những lập ngôn về cuộc sống, tình yêu, thế giới ảo…, cuốn tiểu thuyết đầu tay của Vũ Phương Nghi – cô gái sinh năm 1983, hiện đang du học ngành mỹ thuật tại Thượng Hải – dựng lên cả một thế giới lộn xộn, ngổn ngang, dang dở, đầy háo hức và cũng đầy hoài nghi của cả một lớp thanh niên không biên giới những năm đầu của thế kỷ 21.
Có thể khó chịu vì đây đó gặp những câu văn tùy tiện kiểu “xuất bản trên mạng”, có thể có chút gì gượng gạo khi tiếp nhận lý giải của các cô “hủ nữ” về thế giới đồng tính nam, nhưng không thể không ngỡ ngàng và thán phục những chương thật tinh tế, sâu sắc mà Phương Nghi nói về thế giới chuột, càng không thể bỏ qua câu chuyện “con kiến mà leo cành đa” của Kỳ Cầm và Doanh khi hai đứa quyết định giải thoát chị Diêu khỏi kiếp nô lệ tình dục để về được VN.
Ái, ố, hỉ, nộ, bi, hài thậm chí lên đến cực điểm mà cô gái trẻ này viết cứ tưng tửng như đang chat với bạn gái về chuyện rủ nhau đi ăn kem (!). Thật ra, cũng chưa ở đâu và chưa bao giờ mà văn chương của người trẻ lại đề cập bệnh quan liêu và sự vô cảm của một hệ – thống – già sâu sắc, trực diện, hài hước như thế.
Vì thế mà cứ hi vọng Chuyện lan man đầu thế kỷ không chỉ là tiểu thuyết đầu tay, và chắc chắn không chỉ dành cho 8X.
THU HÀ
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn
Ngày 12/09/2007
Lịch sử cần những đôi mắt biết quan sát
Những kẻ lãng mạn nuôi mộng thay đổi lịch sử Ngân Thành đều phải trả giá bằng mạng sống. Những chàng trai thực sự là tinh hoa của Ngân Thành cuối cùng đều gục ngã. Họ không phải là đối thủ của những thế lực đã chiếm hữu và sẽ tiếp tục giữ lấy Ngân Thành…
Âu Dương Lang Vân, chàng Hoa kiều đã từ bỏ gia đình ở Hà Nội, đến Tokyo du học. Dưới tên Nhật Ino Toruzo, chàng trở về Ngân Thành, cùng những bạn học cũ âm mưu “diệt trừ bọn Mãn Thanh, viết lại lịch sử Ngân Thành”. Dũng liệt nhưng manh động, chàng trai tuấn tú ấy đã ném bom ám sát Tri phủ Đồng Giang, cứ ngỡ bằng cách ấy trả thù cho bao đồng đội đã bị giết, không ngờ làm rã tan cả kế hoạch, còn mình bị chặt đầu bêu nơi cổng thành.
Lưu Lan Đình của Đôn Mục Đường giàu có thế lực nhất Ngân Thành cũng theo đuổi tư tưởng Tôn Trung Sơn, chống lại nguồn gốc của mình, muốn đem ánh sáng cách mạng đổi đời một Ngân Thành đã bất động suốt mấy trăm năm. Lưu Lan Đình mở trường, định khai hóa lớp trẻ Ngân Thành, hướng đến một tương lai khác hẳn. Nhưng cuộc binh biến đã bị dập từ trong trứng, đồng đội bị giết, Lưu Lan Đình bị cha nhốt trong kho tiền, tuyệt vọng tự
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn
Thứ Tư, 07/11/2007
Thần đồng Mỹ đến Việt Nam
Cô bé Adora Sviatak (Kỳ Kỳ), 9 tuổi, hiện sống ở Seatle, bang Washington – nhân vật được báo chí Mỹ gọi là “đứa trẻ thông minh nhất thế giới” sẽ có chuyến thăm Việt Nam từ ngày 12 đến 18-11-2007.
Ba đơn vị đứng ra tổ chức cho chuyến đi của thần đồng này là Vinabook.com, Sở Giáo dục – Đào tạo TP.HCM và trường Quốc tế Á Châu.
Theo kế hoạch, nữ thần đồng được coi là “đại sứ giáo dục và hòa bình” này dự kiến sẽ đến thăm tòa soạn và trực tiếp trả lời phỏng vấn của Báo Thanh Niên; tham dự cuộc họp báo chung tại TP.HCM; gặp gỡ và giao lưu về kinh nghiệm học văn và viết văn với học sinh trường Á Châu. Ngày 14-11, em đến thăm Trung tâm nuôi dưỡng – bảo trợ trẻ em Tam Bình (phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức). Sau đó, Adora giao lưu với học sinh trường American International School, giao lưu với sinh viên Đại học Ngoại thương, ký tặng sách tại FAHASA…
Trong hai năm qua, cô bé quốc tịch Mỹ, cha là người Czech và mẹ là người Trung Quốc này đã trở thành nhân vật thu hút sự chú ý của nhiều hãng thông tấn lớn trên thế giới vì lúc 2 tuổi rưỡi đã có thể đọc và viết những từ đơn giản. Cô đọc lưu loát năm 3 tuổi rưỡi và năm lên 4 thì đã sử dụng máy tính xách tay để tự đánh máy những mẩu truyện ngắn của mình sáng tác.
Lên 7 tuổi, thần đồng này xuất hiện trên các kênh truyền hình lớn để quảng bá sách của mình. Kỳ Kỳ đã viết hơn 300 truyện ngắn và tác phẩm Flying Fingers nổi tiếng của cô hiện đã được dịch ra nhiều thứ tiếng.
V.K
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn