Chuyện Dài Bất Tận
* Kiệt tác của văn học thiếu nhi Đức.
* Một câu chuyện diệu kỳ cho tất cả những người trẻ tuổi từ 12 đến 92.
Chuyện Dài Bất Tận ở Đức cũng giống như Tây Du ký ở Trung Quốc..
Với Chuyện Dài Bất Tận Michael Ende đã nhận được vô số giải thưởng văn học Đức và quốc tế như Buxtehuder Bulle, cây bút bạc Rotterdam, giải thưởng sách thiếu nhi Châu Âu. Cuốn sách đã được đạo diễn lừng danh Wolfgang Petersen dựng thành phim.
Như câu chuyện của Peter Pan, Chuyện Dài Bất Tận gợi ý cho ta rằng chẳng thà ta tin và chấp nhận bị gọi là thằng điên còn hơn là một kẻ chẳng tin vào điều gì và cứ thế mà già đi… Ende đã nhóm lại ngọn lửa tin tưởng trong ta… Ta có thể chạm được tới đứa trẻ con ở trong chính mình, đứa vẫn vỗ tay đón chào cô tiên Tinkerbell…
(Glamour)
Một cuốn sách thiếu nhi dành cho người lớn. Và cũng là một cuốn sách người lớn dành cho trẻ em.
(berliner Morgenpost)
Kỳ diệu, huyền ảo, ngụ ngôn… đã hiện ra như vậy trước chúng ta cuốn sách của Michael Ende – một kiệt tác mà cuối cùng cũng đã được dịch ra hơn 30 thứ tiếng khác.
(SDM)
Nguyệt Nhi ơi, tôi tới đây! Khi thằng Bastian béo xấu chân vòng kiềng hét lên như thế trong giàn giụa nước mắt để mà cứu lấy Nữ-thiếu-hoàng, bà hoàng của Vương quốc Tưởng tượng đang lâm nguy trong cuốn sách nó đọc, thằng bé không ngờ rằng một cơn bão ghê gớm đã cuốn nó vào chính cái thế giới vừa khủng khiếp vừa diệu kỳ của câu chuyện dài bất tận. Nơi đó, có thằng bé Atreju Da xanh cưỡi con rồng Phúc Long và được đeo Hào quang AURIN của Nữ- thiếu hoàng xinh đẹp để thực hiện cuộc Đại-Tìm-Kiếm hòng tìm cứu nhân; có ông lão trên núi Di Sơn huyền bí mà ngay cả Nữ- thiếu- hoàng, tức Bà-chúa-mắt-vàng-ròng-của-ước-mơ, cũng không dễ ghì được diện kiến; có Mụ Nhiều Ygramul sống ở Vực Thẳm là kẻ khủng khiếp nhất trong những kẻ đáng sợ; có những kỳ nhân quái thú cư ngụ tại những vùng đất mà con người có thể đặt chân lên được trong những giấc mơ hoang dại nhất… Thằng Bastin mọt sách và cô đơn càng không thể ngờ trằng nó sẽ bị lạc lối giữa Chuyện Dài Bất Tận, rằng đời nó sẽ bị câu chuyện làm cho thay đổi mãi mãi, và rằng nó có thể mất mạng trong Vương quốc Tưởng tượng, bởi chỉ rất ít người đến đây mà lại có thể trở về…
Chuyện dái bất tận, câu chuyện kể về cuộc phiêu lưu của hai đứa trẻ – thằng Bastian cô độc rụt rè ở thế giới thực và thằng Atreju Da Xanh quả cảm ở Vương quốc Tưởng tượng – đã làm say mê hàng triệu độc giả trên thế giới.
Chuyện dài bất tận của Michael Ende là một anh hùng ca kỳ ảo với tất cả những yếu tố kinh điển của thể loại: những kỳ nhân quái thú, những cảnh sơn lâm xa ngái, những cái tên hoang dã, những bùa hộ mạng cùng là báu kiếm … Cuốn sách lại được in hẳn chữ xanh chữ đỏ… Tất cả khiến cho ta cảm thấy sung sướng như đi vào một ngày hội của trí tưởng tượng … Một tác phẩm kỳ tài kết hợp cùng lúc cả Tolkien lẫn Perter Pan…
(The New Yourk Times)
TT – Chuyện dài bất tận – tác phẩm đã bán được 8 triệu bản và dịch ra 36 thứ tiếng của nhà văn Đức Michael Ende vừa bước vào thế giới của trẻ thơ VN – ngôn ngữ thứ 37, qua bản dịch của Lê Chu Cầu (Nhã Nam và NXB Hội Nhà Văn phát hành).
Câu chuyện kỳ ảo về một đứa trẻ cô độc và nhút nhát lạc vào một hiệu sách cũ và đến với vương quốc Tưởng Tượng đã đưa độc giả đi vào một cuộc phiêu lưu bí ẩn cùng với những quái thú kỳ nhân.
Thực và ảo. Đến được vương quốc Tưởng Tượng (khi không phải ai cũng có cơ may đến được) rồi lại trở về (khi có nhiều người không thể trở về), thằng bé rụt rè đã quay lại thực tại bằng những bước chân quả cảm; nói như ông chủ hiệu sách cũ, đôi người trở về như thế đã làm cho cả hai thế giới trở nên đẹp đẽ…
Kỳ diệu và có chất ngụ ngôn, có người đọc bảo rằng đây là cuốn sách thiếu nhi dành cho người lớn và cũng là cuốn sách người lớn dành cho trẻ em.
VIỆT HOÀNG
Đi bụi
* Đi bụi, tập phóng sự của Đinh Thu Hiền (NXB Trẻ), ra mắt đúng vào lúc người đọc, người xem đang rộn lên chuyện Nghề báo trên màn ảnh nhỏ.Tập phóng sự thứ hai này cùng với tập Phóng sự tình trước đó cũng là góp thêm hình ảnh, công việc của nhà báo vào mắt người ngoài nghề.
Dù là nữ, lại có chút nhan sắc trời cho, nhưng đã làm báo (phóng viên tạp chí Thế Giới Mới), Đinh Thu Hiền vẫn phải đi, đi nữa, đi dài dài… Đi bụi – không chỉ trong nước mà còn xuyên quốc gia cũng là một phong cách của Đinh Thu Hiền mà người đọc có thể tìm thấy khi lần giở hơn 200 trang của tập phóng sự xã hội này.
Theo Báo Tuổi Trẻ 28/06/2006 HÀ CHÂU
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn
Điều khiến Chuyện dài bất tận trở nên cuốn hút kỳ lạ nằm chính ở bản thân cấu trúc của nó: cậu bé Bastian – người đọc bỗng trở thành nhân vật chính trong quyển sách mà nó đang đọc, cậu bước chân vào thế giới của Vương quốc tưởng tượng và tiếp tục những cuộc phiêu lưu cùng các nhân vật khác. Khi bước chân ra khỏi thế giới của quyển sách, Bastian đã hoàn toàn thay đổi. Chuyện dài bất tận được giới phê bình sánh ngang với Lord of the Rings, Peter Pan hay thậm chí với Tây du ký. Một quyển sách huyền diệu cho trẻ em và một ngụ ngôn sâu sắc cho người lớn.NXB Hội Nhà văn và công ty Nhã Nam, 2006. Giá: 81.000đ
Theo Báo SGTT 22/07/2006 Như Thuần tuyển chọn
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn
Một kiệt tác của văn học thiếu nhi Đức | ||
(Ngày 15/12/2006) | ||
Người ta gọi cuốn Chuyện dài bất tận của nhà văn người Đức – Michael Ende như thế. Người ta còn bảo đó “là một câu truyện diệu kỳ cho tất cả những người trẻ tuổi từ 12 đến 92”. Và tờ Giang Tây nhật báo thì đánh giá rằng “Chuyện dài bất tận ở Đức cũng giống như Tây du ký ở Trung Quốc”. Truyện kể về cuộc phiêu lưu của hai đứa trẻ – thằng Bastian cô độc và rụt rè ở thế giới thực, và thằng Atreju Da Sanh quả cảm ở Vương quốc Tưởng tượng. Chỉ là cuộc phiêu lưu của hai đứa trẻ, nhưng Chuyện dài bất tận đã làm say mê hàng triệu độc giả trên thế giới, với gần 8 triệu bản qua 40 thứ tiếng đã được bán ra. Michael Ende (1929 – 1995) được đánh giá là một trong những nhà văn tiêu biểu nhất của Đức. Bên cạnh sách dành cho thiếu niên nhi đồng, ông còn viết thơ thuyết minh cho truyện tranh, sách cho người lớn, sáng tác nhiều kịch và thơ. Với Chuyện dài bất tận, ông đã nhận được nhiều giải thưởng văn học Đức và quốc tế như: Cây bút bạc Rotterdam, Giải thưởng sách thiếu nhi châu Âu. Chuyện dài bất tận còn được đạo diễn lừng danh Wolfgang Petersen dựng thành phim. |
K.H
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn
Khúc suy tưởng về bản thể và dĩ vãng
(Ngày 30-03-2007)
Một bãi biển không tên, để người ta có thể hiểu, nó hiện diện đâu đó, ở mọi nơi trên thế gian này. Vài nét phác, đủ gợi, có bầu trời, cát, mặt nước, mấy cánh chim, cái vỏ mục nát của một con tàu xưa cũ… Bãi biển của tuổi thơ, của quá vãng, nhìn qua mông lung sương mù ký ức.
Đẹp u uất. Lũ chim biển quang quác chao lượn hốt hoảng, có vẻ thế, trước cảnh tượng cái bát nước khổng lồ kia đang cương phồng lên như một vết phỏng rộp xanh lét bóng nhẫy một cách ác hiểm. Trải dài suốt tác phẩm là những câu văn lộng lẫy như thế. Bất cứ câu nào cũng có thể gạch chân- nếu người đọc tác phẩm có một thói quen ấy. Tác giả là một phù thủy của ngôn từ, dịch giả cũng rất đỗi tài hoa. Những con chữ lấp lánh dừng ở cái biên giới chênh chao giữa đẹp và… sến. Chỉ đi quá một bước, cái “lấp lánh” kia sẽ lấn át tất cả mà trở thành “mỹ nghệ ngôn từ”, rổn rảng mà rỗng. May thay tất cả dừng lại đúng lúc!
Nhân vật xưng tôi, thêm một gia đình, vài gương mặt lụi lầm đi ngang “sân khấu”, một căn nhà cũ kỹ nghe hơi thở của muối, gió, thời gian thấm sâu vào từng ngõ ngách. Không có câu chuyện cụ thể nào được kể ở đây. Tác giả đập gương xưa tìm bóng, rồi ghép mảnh cũ tái hình. Tất cả lụn vụn, triền miên, thoắt đó thoắt đây, thoắt ẩn thoắt hiện… Quá vãng là một giấc mơ. Giấc mơ là trật tự của vô thức. Người ta chẳng thể đưa bàn tay ý thức thô thiển vào đặt lại mọi thứ theo một trật tự cứng nhắc, cổ điển. Trong ấy có tình yêu không? Hình như có, mà chẳng hẳn thế. Trong ấy có nỗi đau không? Dĩ nhiên rồi- có tác phẩm văn học nào không ẩn giấu nỗi đau, mà không chắc vậy. Cái nỗi đau khi đã lắng sâu trở thành trầm tích của tâm hồn, nó sẽ không còn khiến người ta giãy lên từng cơn nữa. Nó trải dài như một bè trầm khiến kẻ thưởng thức rợn gai không thể nào lý giải. Chỉ khi lùi ra một quãng, sau phút buông trang cuối của cuốn sách xuống nhiều ngày, người ta mới thấy hiện dần lên trong bức tranh u uẩn kia những hình hài, những mối tình, những quan hệ, những nhầm lẫn, và cái chết… rồi ám ảnh khôn nguôi.
Biển của John Banville đã vượt qua một trong những kỳ giải thưởng Man Booker nhiều tranh cãi nhất, đoạt giải. Để lại sau ông những tên tuổi lẫy lừng khác, Paulo Coelho, Salman Rushdie… Một kỳ giải thưởng có nhiều người cho là duy mỹ. Không, duy mỹ chỉ là con tàu, được định vị bởi một cái neo nhân bản, thân phận con người, thân phận tình yêu…
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn
Mùi hương – lời cảnh báo của tội ác
(13-04-2007)
Lấy bối cảnh nước Pháp hồi đầu thế kỷ 18, thế kỷ của nghèo đói, bất công và những tai họa thảm khốc báo hiệu cơn bão táp đang tới, nhà văn Đức Patrick Suskind trong tác phẩm đầu tay của mình, đã chọn hiện thực này làm mảnh đất gieo trồng một hình tượng độc đáo vĩnh viễn của cái ác.Những nhà thương thí liên hoàn với khu mương sình ngập ngụa hài cốt người nghèo, con bệnh giang mai sống là những đàn bà thị dân nghèo mới ngoài hai mươi tuổi, mỗi lần sinh nở chỉ tống ra một thứ “của nợ” lùng nhùng, bị gạt ngay vào đám rác rưởi; trẻ em vô thừa nhận bị vắt kiệt sức, sống trong những công việc địa ngục tăm tối nhất; hiện thực trong tác phẩm được tô đậm bằng cảm quan đen tối và phi lý, chối từ bất cứ cái nhìn nào của “thế kỷ ánh sáng”. Jean – Baptiste Grenouille là đứa trẻ vô thừa nhận, con của một trong những đàn bà ấy, nó chỉ tồn tại được nhờ thứ bản năng lạ lùng, bản năng phản kháng ác độc, thách thức cả môi trường chung quanh, vốn thích hợp với cái chết hơn là sự sống. Nhà văn dẫn dắt chúng ta qua câu chuyện kỳ lạ, cuộc vật lộn sinh tồn của sinh vật Grenouille, đứa trẻ không có mùi con người, sự sống trong trạng thái đen tối… Sinh ra từ cái ác, tồn tại một cách siêu nhiên, hình tượng “thiên tài mùi hương” của Patrick Suskind là một lời cảnh báo, dù cho xã hội loài người đã trải qua biết bao chặng đường tư tưởng, thì “thế lực của quỷ Satan” vẫn đồng hành như một điều bí ẩn vượt lên nhận thức thông thường. Những cuộc thế chiến liên tục diễn ra sau khi con người đạt đến đời sống văn minh chính là minh chứng cho điều đó.
P. S
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn
“Tôi là Coriander” – Khi tiểu thuyết lịch sử kết hợp với truyện thần tiên
Tôi là Coriander” là tác phẩm đoạt Giải thưởng Nestle Children’s Book 2005. Tôi là Coriander là một câu chuyện về sự trưởng thành sớm, một bi kịch, về những nỗi đau và sự sợ hãi, về lòng trung thành và tình yêu đầu tiên. Câu chuyện được Coriander kể theo thể trần thuật, nhân vật chính “tôi” vốn là con một nhà buôn lụa vào những năm 1650 ở London.
“Tôi là Coriander Hobie, con gái duy nhất của Thomas và Eleanor Hobie, tại biệt thự của chúng tôi bên dòng sông Thames, London. Những năm đầu tiên tôi nhớ chỉ toàn những niềm vui và hạnh phúc, truớc khi tôi biết thế giới này có nhiều điều xấu xa như thế, số phận của tôi lại có lúc bị nhốt trong hòm và bị bỏ mặc cho tới chết”.
…
Coriander – con gái của một thương gia London và người vợ là một nàng tiên dịu hiền. Tuổi thơ thanh bình của cô bé chấm dứt khi mẹ mất, bố bỏ đi, để lại Coriander với người mẹ kế- một bà góa móc ngoặc với một giáo sĩ đạo thanh giáo chính thống nhằm hãm hại cô bé.
Nhưng đúng lúc đó, Coriander phát hiện ra rằng bằng một cách nào đó cô có thể đi đến xứ sở thần tiên, và ở đó cô phát hiện ra điều mà cô vẫn nghi ngờ lâu nay: mẹ cô đến từ một xứ sở thần tiên chứ không phải từ thành London bụi bặm cổ xưa. Và rằng bản thân cô đã được thừa hưởng một số khả năng bí ẩn của mẹ – những khả năng mà cô rất muốn làm chủ.
Dịch chuyển từ nước Anh tới thế giới của mẹ cô bằng một đôi giày bằng bạc, Coriander đã chiến đấu để giành lại đuợc những tài sản đã mất, giải thoát một hoàng tử đang bị bắt làm nô lệ, chiến thắng mụ phù thủy xấu xa và phải làm một việc khó nhất trong tất cả các việc: quyết định thế giới mà cô gắn bó suốt đời.
Hãy sẵn sàng để bị hút theo không khí của câu chuyện bởi một giọng văn lôi cuốn và thật tinh tế của Sally Gardner. Bà đã viết nên một câu chuyện ly kỳ và xúc động, pha trộn hiện thực lịch sử, những nhân vật rất thật và những chiều không gian mơ hồ, kỳ ảo đôi khi khắc nghiệt của thế giới.
Thanh Hoa
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn