Chữ Quốc Ngữ Và Những Vấn Đề Liên Quan Đến Thư Pháp
Mặc dầu những năm gần đây “Thư pháp tiếng Việt” đã bắc một nhịp cầu thân thiện giữa những người sáng tạo và người thưởng ngoạn và cũng đã trở thành những món quà tinh thần mang nhiều ý nghĩa trong các dịp Lễ Tết hoặc những ngày hội hè đình đám, hoặc dầu có rất nhiều những cuộc triễn lãm cá nhân cũng như tập thể trên mọi miền đất nước, đồng thời cũng đã hình thành một số Câu lạc bộ Thư pháp.
Song qua đó vẫn còn rất nhiều những ý kiến trái ngược nhau trong lĩnh vực của loại hình nghệ thuật này. Có những ý kiến đóng góp xây dựng, có những ý kiến gợi ý dẫn dắt, cũng có những ý kiến chê bai thiếu tinh thần tự trọng đa số đến từ cách nhìn khác nhau về lãnh vực nghệ thuật, chính những lý do đó khiến chúng ta thấy rằng vẫn còn những góc nhìn đối lập từ nhiều phía và cũng cần thiết để chúng ta tìm tòi và suy ngẫm.
Trứơc tiên, “Thư pháp chữ Việt” là một loại hình nghệ thuật tương đối còn mới mẻ so với lịch sử thư pháp của Trung Hoa và Nhật Bản, “Thư pháp chữ Việt” chưa có quy mô về sư phạm, chưa có một hệ thống lý luận về phương pháp rèn luyện, chưa được định hình về mỹ học cũng như chưa được các nhà nghiên cứu về chữ viết công nhận là một môn học mang tính nhân văn.
Nghệ thuật chính là sự thăng hoa của cảm tính cộng với sự trau dồi miệt mài và lòng đam mê bốc lửa, chúng ta đang có sự cảm thông, đang có sự ủng hộ cho những điều cá biệt vả lại loại hình nghệ thuật nào cũng có nhiều cấp độ tuỳ thuộc vào sự khơi gợi niềm đồng cảm giữa người sáng tạo và người thưởng ngoạn.
Cuốn sách này không dám đem lại những ước mong hoàn hảo, mà chỉ xin được đóng góp một phần rất nhỏ những tìm tòi và cảm nhận của mình về loại hình nghệ thuật “Thư pháp chữ quốc ngữ” cũng như giới thiệu đến bạn đọc những đam mê trong quá trình sáng tạo và một số phương pháp mà tự thân đã thể hiện.
(Tác giả Hồ Công Khanh)
Mục Lục:
Chương 1: Nguồn gốc chữ Việt và chữ Quốc ngữ
Chương 2: Một trăm năm chữ Quốc ngữ
Chương 3: Thư pháp là gì?
Chương 4: Nghệ thuật thư pháp Trung Quốc
+ Nghệ thuật thư pháp Trung Quốc
+ Các loại Thư pháp của Trung Quốc
+ Dịch pháp và bút pháp
+ Dịch lý và Thư pháp Đới công
Chương 5: Thư pháp chữ Việt có từ bao gìơ
Chương 6: Những dụng cụ cần thiết cho ngừơi viết Thư pháp
Chương 7: Cách sử dụng bút lông khi viết thư pháp
Chương 8: Các tư thế trong cách viết thư pháp
Chương 9: Tập viết nét và chữ
Chương 10: Cách thể hiện nội dung một bức thư pháp
Chương 11: Bố cục một bức thư pháp
Chương 12: Không gian của một bức thư pháp và cách trưng bày
Chương 13: tự – Tranh chữ – Thư hoạ có gì khác nhau?
Chương 14: Một vài nét về thư đạo Nhật Bản
Chương 15: Chất liệu và cách sử dụng chất liệu của thư pháp
Chương 16: Những lỗi không nên có trong một bức thư pháp
Chương 17: Những biến thể của thư pháp
Chương 18: Thế nào là một bức thư pháp đẹp
Chương 19: Giới thiệu các câu lạc bộ thư pháp
Chương 20: Giới thiệu những bức tranh chữ Tây Phương
Tài liệu tham khảo.
Mời bạn đón đọc.