Chủ Nghĩa Tự Do Của Hayek:
Hayed trước tiên được biết đến như nhà kinh tế và chính ở cương vị này, trong những năm hai mươi và ba mươi, ông đã là một trong những đối thủ chính của Keynes. Nhưng kinh tế chỉ là một trong những lĩnh vực mà nhà tư tưởng thông thạo nhiều bộ môn với vốn văn hoá bách khoa này đã có những đóng góp chủ yếu. Hayek cũng đã để lại dấu ấn, trong số những dấu ấn khác, trong các lĩnh vực của tâm lí học, nhận thức luận, luật học, triết học chính trị, lịch sử tư tưởng và ngay cả khoa học tiểu sử. Giống như các nhà kinh tế ngày nay, ông chủ trưởng một cách tiếp cận đa ngành để hiểu xã hội và tiến hoá của xã hội: “Không ai có thể là nhà kinh tế lớn mà chỉ là nhà kinh tế không thôi – một nhà kinh tế mà chỉ là nhà kinh tế thì có khả năng trờ thành một tai hoạ nếu không phải là một nguy cơ thật sự”.
Nếu có một sợi chỉ xuyên suốt sự nghiệp có vẻ phân tấn này thì đó là một sự tra vấn về tương lai của nhân loại. Sự nghiệp và hành động của Hayek đều hướng về cùng một mục đích; bảo vệ và xây dựng lại chủ nghĩa tự do. Ông kiên trì tiến hành một cuộc đấu tranh kép, một mặt chôn học thuyết can thiệp của Keynes, mặt khác, chống chủ nghĩa xã hội, hai mặt được ông xem là nối kết chặt chẽ với nhau và cuối cùng sẽ dẫn đến một chủ nghĩa toàn trị không kém gì chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa quốc xã. Không thể tiến hành cuộc đấu tranh chống các quan niệm trên về cuộc sống xã hội chỉ trên bình diện chính trị. Cuộc đấu tranh này diễn ra trên tất cả các lĩnh vực của hoạt động con người và của tri thức.
Thông qua một sự nghiệp phong phú và súc tích, Hayek đã tìm cách trang bị những cơ sợ mới cho một chủ nghĩa tự do mà ông không ngừng nghỉ đối lập với học thuyết Heynes và với mọi hình thức của chủ nghĩa can thiệp. Quyển sách này trình bày tất cả các mặt của một tư tưởng phức tạp được triển khai trong những lĩnh vực của tâm lí học và triết học cũng như của kinh tế học, chính trị học và luật học. Trong thế giới hàn lâm cực kì chuyên môn hoá, Hayek, người tự nhận mình trước tiên là nhà kinh tế, cung cấp một cách tiếp cận toàn diện và đa bộ môn về các hiện tượng xã hội. Bạn đọc sẽ khám phá một nhà tư tưởng, về nhiều mặt là phi chính thống, kẻ cả đối với cao trào lưu tân tự do viện dẫn đến ông.
Mục lục:
Dẫn nhập: Công cuộc xây dựng lại chủ nghĩa tự do
Một hành trình qua thế kỷ XX: Phác thảo tiểu sử
Thời kì ở Wien (1899 – 1931)
Thời kì ở Anh (1931 – 1949)
Từ Chicago đến Freiburg (1950 – 1992)
Tri thức
Tri giác và trật tự tri giác
Từ nhận thức đến khoa học
Kinh tế
Bản chất và phưong pháp của lí thuyết kinh tế
Phân tích kinh tế của Hayek
Cuộc đấu tay đôi giữa Hayek và Keynes
Vai trò của nhà nước và các chính sách kinh tế
Xã hội
Trật tự tự phát
Quy tắc và tiến hoá
Pháp quyền và tự do
Nhà nước và dân chủ
Chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa bảo thủ
Kết luận
Thư mục.
Mời bạn đón đọc.