Chữ Hiếu:
Gần đây, trên các kênh truyền hình có mẩu quảng cáo:
"Có người mẹ ở quê nhà mong con về thăm. Nhưng chàng trai đã nói với mẹ qua điện thoại rằng: "Mẹ ơi! Con bận lắm, con không thể về được."
Người mẹ từ đầu dây bên kia rất phấn khởi khi nghe tiếng con trai gọi về, nhưng bà tiu nghỉu khi nghe thấy con trai bảo sẽ không về. Cùng lúc ấy đứa cháu nội của bà, thằng bé đang đứng gần đó, nghe rõ điều bố nó nói với nội – lập tức nó cầm điện thoại lên, bằng điệu bộ giống hệt bố:
"Alô! Bố ơi, Tết này con không về thăm bố được, con bận lắm".
Lời nói của con trai khiến người cha giật mình, anh vội vã thu xếp hành trang để về thăm mẹ nơi quê xa".
Lòng hiếu cũng như giọt nước mưa vậy, giọt nước mưa thứ nhất nhỏ vào đâu thì giọt nước mưa thứ hai cũng nhỏ đúng vào chỗ ấy. Nếu ta bất hiếu với cha mẹ thì con cái cũng sẽ bất hiếu với ta thôi.
Báo hiếu là một gương nhân đức, nó thuộc về luân thường đạo lý. Nếu ta thực lòng hiếu kính với ông bà, cha mẹ thì chính ta là người được trời ban cho phúc lộc, mà đến lúc ta phải "già cậy con" ta sẽ chẳng phải sợ con cái hắt hủi.
"Chữ hiếu" đến với bạn trong tâm tình người con đối với cha mẹ, người cháu đối với ông bà.
Vậy làm thế nào để ta có thể giữ trọn đạo hiếu?
Xin giới thiệu với bạn đọc tập sách này, nó là món quà tặng cho anh, cho chị, cho em, và cho tất cả những ai muốn giữ trọn đạo làm người.
Mục lục:
Lời tựa
Chương 1: Cội nguồn
Chương 2: Phương pháp rèn luyện để trở thành người con hiếu thảo
Chương 3: Tình cha mẹ đối với con cái
Chương 4: Vài nét suy tư về chữ hiếu
Chương 5: Lễ giáo giữa cha mẹ và con cái
Chương 6: Chữ hiếu trong tang lễ
Chương cuối: Câu chuyện về chữ hiếu
Mời bạn đón đọc.