Xem sách hay

Chó Ngao Tây Tạng

Mua ở đâu?
Vương Chí Quân

“… Trên dốc bãi cỏ, không thấy bọn trẻ, người đuổi và người trốn đều đã chạy xa. Mấy trăm con chó lãnh địa các loại vừa kết thúc cuộc giằng xé đang nhanh chóng rời khỏi đây. Sau lưng chúng, ánh chiều tà chiếu xuống thảo nguyên một màu xanh biếc. Một đống lông màu vàng óng đang theo gió phần phật, trông thật bắt mắt. Cha tôi nói: “Chắc nó bị cắn chết rồi, để tôi đi xem sao”. Vừa nói ông vừa đi nhanh ra ngoài.

Cha tôi đến bãi cỏ, chỗ nào cũng có vết máu, đặc biệt bên cạnh vạt cỏ có con Ngao Cang-rư-sân-cơ ngã xuống, máu tràn ra đông lại đến nỗi đè cả vạt cỏ xuống. Ông nhớ lại cảnh ác chiến của đàn chó, con Cang-rư-sân-cơ cao to oại phong như chúa sơn lâm này bị cả một bày chó Tạng cắn chết tươi, bất giác ông rùng mình. Ộng ngồi xổm xuống, vuốt vuốt lông Ngao vàng óng nhưng không còn mịn màng nữa của nó. Tay ông dính đầy máu. Ông chùi tay vào chỗ lông không có máu của nó định rời đi, bỗng thấy đùi trước của Cang-rư-sân-cơ như co giật một cái, lại giật lần nữa. Cha tôi ngạc nhiên: Nó chưa chết?

Trời xâm xâm tối, sau khi tan họp, Mắt kính đến dốc bãi cỏ tìm cha tôi và nói: “Chủ nhiệm Bạch thấy anh chân ướt chân ráo mới đến, không am hiểu quy tắc địa phương nên để anh ở cùng với chủ nhiệm”. Hóa ra thành viên trong Uỷ ban công tác Chia-cu-tây tản ra ở chung với dân du mục trong nhà bạt, chỉ có Bạch chủ nhiệm và anh văn thư đeo kính là ở nhà vọng gác có tường trắng phết đầy phân bò đen. Nhà vọng gác này là của tù trưỏng bộ lạc sông Dã-la, không những dùng làm chỗ ở còn làm phòng họp, coi như là tổng hành dinh của Uỷ ban công tác. Cha tôi nói: “Được thôi, nhưng con chó này thì sao đây?” Mắt kính hỏi: “Anh muốn thế nào?! Cha tôi nói: “Đây là một mạng sống tôi phải cứu nó”. Anh ta nói: “Có lẽ không được đâu, đây là chó của A-ma Thượng. Anh sẽ phạm sai lầm đấy”.

Cha tôi quay về nhà vọng gác. Mắt kính từ giữa thảm lôi ra một cái thùng gỗ, trong đó đựng bột mỳ thanh khoa đã đảo qua chảo. Chỉ cần trộn trà sữa vào, thêm chút trà bơ, là được một bát bột sền sệt, dân Tây Tạng gọi là zan-ba (thức ăn chính thay cơm của dân tộc Tạng), đấy là bữa cơm tối. Trong lúc ăn cơm, Bạch chủ nhiệm tranh thủ giảng giải cho nhà bạt của dân du mục lúc ngội không được để lưng hướng vào Phật đàn vì sau gáy có hơi thối của người xông ra; không được duỗi chân hắt xì hơi và nói tục ở Phật đàn vì Phật ưa thể diện và thích sạch sẽ. Không đi qua bên trái của gò đá khắc kinh Ma-ni, vì đó là đường đi của thần Đất và thần Thanh khoa; Không được đánh bắt cá và ăn cá, vì khi người chết thuỷ táng, chính những con cá là sứ giả dẫn dắt linh hồn người chết, vị trí của nó chỉ kém những con ưng đầu trọc khi người chết thiên táng. Không được ăn thức ăn xào bằng dầu mỡ vì sẽ làm hoen ố thức ăn do thần ban cho, không được ăn thịt súc vật vừa giết mổ vì linh hồn của chúng chưa lên trời; Không được bắt chim, đánh rắn, hành hạ súc vật vì chúng kiếp trước là người thân của mình; Không được phép vỗ vào vai của đàn ông vì trên vai họ đang cư ngụ thần chiến hoặc thần thù địch; Không được phơi chóng quần áo trên nhà bạt, vì Không hành mẫu thần đem lại cát tường đang ở trên đó; Không được vào nhà bếp khi lò đang toả khói cháy những cục phân ẩm ướt, đấy là dấu hiệu trong nhà có người ốm; Không được bước qua bếp lửa vì đấy là hành động đắc tội với thần Bếp; không được phép đại tiểu tiện trong chuồng gia súc, vì con quỷ lúc nào cũng vác một cái túi đựng đậy dịch bệnh sẽ mượn những thứ ô uế bẩn thỉu để phát tán hơi độc. Không được giúp dân du mục làm chè bơ vì thần Chè bơ không thích người lạ. Không được đánh chó của dân cũng như không được đánh những con chó hoang, vì đó là hình bóng của con người; thậm chí ở trong nhà bạt cũn không được trung tiên, vì Bảo chướng hộ pháp lễ ngửi thấy mùi ô uế sẽ rời khỏi nhà. Bạch chủ nhiệm cuối cùng đưa ra kết luận: “Anh nhất thiết phải rút ra bài học, không được dính líu gì đến những người thảo nguyên A-ma Thượng”. Cha tôi vừa nói “phải” vừa gật gù, người trong lòng ông vẫn vương vấn đến con Ngao Cang-rư-sân cơ…”

Mời bạn đón đọc.

 
Mua ở đâu?