Phải chăng “ngôi chùa tĩnh lặng” và “tượng đài vững chắc” đó chính là “quê hương” “một cõi đi về” của Ông? Chắc là thế, vì có lần Trịnh đã trả lời một cuộc phỏng vấn: “Tôi không quan niệm tìm đến với Phật mà là trở về với Phật tính trong cõi riêng mình. Đó là quê hương, là chiếc ngai Phật.” Như vậy, không khó để giải đáp cho câu hỏi “Phải chăng trở về với Phật tính vốn yên lặng, rỗng không cũng chính là hoài bão một đời của Trịnh?”.
Dù lòng thương luyến cuộc đời náo động có khi làm ông không được lắng yên, nhiều lúc phải buông tiếng thở than “một cõi bao la ta về ngậm ngùi” hay “ta nghe tịch lặng rơi nhanh dưới khe im lìm”. Nhưng là một thiền nhân, Ông cũng biết rằng “phục bổn hoàn nguyên”, về lại cội nguồn là một cuộc hành trình dài, không thể “đến bờ kia” chỉ trong một kiếp sống.
Hãy cùng nghe thêm lời Trịnh về chiều kích vô lượng của tĩnh lặng và vô biên của không gian: “Có kẻ đứng trước bao la mà không thấy được bao la. Có kẻ ở buổi bình minh, nghe tiếng chim hót đã chạm mặt với cõi vô lượng. Biết được vô lượng là cùng lúc đến với vô biên. Cái vô biên nằm đâu đó trên cánh vạc chở hoàng hôn về núi mỗi chiều.” Câu này Ông đã viết trong tùy bút Mở Theo Lời Điệu là những thông điệp thật thâm thúy, chỉ một người hiểu được cốt tủy của Đạo mới có thể nói được.
– Trích Lời nói đầu
Mời bạn đón đọc.