Xem sách hay

Chiến Tranh Tiền Tệ

Mua ở đâu?
Song Hong Bing

Song Hong Bing (Tống Hồng Binh) sinh năm 1968 tại Tứ Xuyên, Trung Quốc. Ông là tác giả của rất nhiều cuốn sách bán chạy, là học giả nghiên cứu tài chính thế giới và cũng là Viện trưởng của Viện nghiên cứu Kinh tế Tài chính Hoàn cầu (Bắc Kinh)

* Vì sao giá vàng , giá dầu và giá đô la liên tục thay đổi trong thời gian gần đây?

* Một cơn địa chấn sắp xảy ra trên thị trường tiền tệ thế giới.

* Đồng hồ đang đếm ngược!

Ai thực sự là người giàu nhất thế giới?

Có phải Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) chính là ngân hang trung ương tư nhân?

Tại sao phố Wall lại mạo hiểm đổ hết vốn liếng của mình cho việc “đầu tư” vào Hitle?

 

Tại sao tỉ lệ Tổng thống Mỹ bị ám sát lại cao hơn tỉ lệ tử vong của quân Mỹ trong chiến dịch Normandie?

Ngay từ nhỏ chúng ta đã có khái niệm về tiền bạc. Chúng ta hân hoan chờ đón những đồng tiền mừng tuổi mới keng khi năm hết tết đến. Lớn lên, bứơc vào con đường mưu sinh, chúng ta mong muốn kiếm được nhiều tiền, vì khái niệm tiền bạc nhìêu khi gắn liền với sự thành công trong cuộc sống.

Tuy nhiên, rất ít người trong chúng ta hiểu được cội nguồn tiền bạc cũng như sự sinh tồn và phát triển của đồng tiền, vì sao những tờ giấy có in những con số lại có gía trị đến thế, nhưng cũng với tờ giấy đó, chúng ta gần như không mua được món hàng có giá trị trong giai đoạn khủng hoảng tiền tệ siêu cấp. Phần lớn chúng ta thường nghĩ rằng, sự hiện diện của đồng tiền trong cuộc sống là một lẽ đương nhiên, như không khí hay nước vậy.

Cho đến khi đọc cuốn sách “Chiến tranh tiền tệ”, chúng ta mới chợt giật mình nhận ra một điều kinh khủng rằng, đằng sau những tờ giấy bạc chúng ta chi tiêu hàng ngày là cả một thế lực ngầm đáng sợ – một thế lực bí ẩn với quyền lực siêu nhiên có thể điều khiển cả thế giới rộng lớn này.

“Chiến tranh tiền tệ” đề cập đến một cuộc chiến khốc liệt, không khoan nhượng và dai dẳng giữa một nhóm nhỏ các ông trùm tài chính – đứng đầu là gia tộc Rothschild – với các thể chế tài chính kinh tế của nhiều quốc gia. Đó là một cuộc chiến mà đồng tiền là súng đạn và mức sát thương thật là ghê ghớm.

“Chiến tranh tiền tệ” giúp chúng ta hiểu nhiều điều, rằng Bill Gates chưa phải là người giàu nhất hành tinh, rằng tỉ lệ tử vong của các tổng thống Mỹ lại cao hơn tỉ lệ tử trận của binh lính Mỹ ngoài chiến trường, vì sao Phố Wall lại mạo hiểm đổ hết vốn liếng của mình cho việc “đầu tư” vào Hitler.

Bên cạnh việc phơi bày những âm mưu của các nhà tài phiệt thế giới trong việc tạo ra những cơn “hạn hán” hay “bão lũ” về tiền tệ để thu lợi nhuận, cuốn sách cũng đề cập đến sự phát triển của các định chế tài chính thế giới – những cơ cấu được xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển vũ bão của nền kinh tế toàn cầu. Hoạt động sản xuất kinh doanh hiện đại và hoạt động dịch chuyển dòng vốn xuyên quốc gia là hai bộ phận cấu thành nền kinh tế toàn cầu mà bất cứ quốc gia nào nếu tách riêng ra cũng khó lòng phát triển. Như vậy, vấn đề không phải là việc cắt đứt mối quan hệ với dòng vốn quốc tế vốn đựơc điều khiển bởi các tập đoàn tài chính khổng lồ mà là làm thế nào để sử dụng nguồn vốn ngoại lực một cách có hiệu quả trong sự phối hợp với các nguồn lực nội tại nhằm tạo ra sự phồn vinh cho nền kinh tế nước nhà.

Gấp cuốn sách lại, có thể bạn đọcc sẽ có nhiều tâm trạng khác nhau. Đối với một số người, đó có thể là sự sợ hãi thế lực tài chính quốc tế và cảm giác bất an về sự chi phối của thế lực này. Với số khác thì đó có thể là một cảm giác thú vị khi khám phá ra sự thật trần trụi để từ đó có cách nhìn nhận khác nhằm xây dựng cho mình những kế hoạch đầu tư một cách hiệu quả nhất.

Và cho dù bạn có lo sợ hay cảm thấy tò mò, thú vị thì “Chiến tranh tiền tệ” cũng là cuốn sách đáng đọc. Một cuốn sách bổ ích cho các chuyên gia quản lý tài chính, các nhà quản trị doanh nghiệp, các nhà đầu tư nhỏ, các giáo viên giảng dạy về tài chính-ngân hang cũng như sinh viên các trường kinh tế.

“Chiến tranh tiền tệ” là cuộc chiến khốc liệt giữa các nhà tài phiệt quốc tế và các thể chế tài chính kinh tế của nhiều quốc gia, nơi đồng tiền là súng đạn và mức sát thương thật là khủng khiếp. Một cuốn sách thực sự làm sửng sốt cả những ai muốn tìm hiểu về bản chất tiền tệ để từ đó nhận ra những hiểm hoạ tài chính tiềm ẩn nhằm chuẩn bị tâm lý cho một cuộc chiến tiền tệ “không đổ máu”.

ThS. Đinh Thế Hiển Giám Đốc Viện Nghiên cứu Tin học & Kinh Tế Ứng Dụng.

Mời bạn đón đọc.


Truyện Ngắn Hay Tuổi Trẻ Chủ Nhật 1999 – 2002

Truyện ngắn hay tuổi trẻ chủ nhật

(Ngày 30-04-2007)

Đọc 24 truyện ngắn được chọn trên Tuổi Trẻ Chủ nhật từ năm 1999-2002 bạn đọc sẽ thấy có những truyện ngắn hay khiến ta phải nhớ hoài. Bạn đọc yêu mến truyện ngắn trẻ, hẳn đã từng thú vị khi đọc Khu vườn bất tận của Nguyễn Ngọc Thuần, Cái nhìn khắc khoải của Nguyễn Ngọc Tư, Đồng cỏ xanh đã mất của Trang Hạ, Một mùa thu ở Rennes của Dương Thụy v.v…

Truyện ngắn Khu vườn bất tận của Nguyễn Ngọc Thuần được in trên Tuổi Trẻ Chủ nhật vào năm 2002, đây là giai đoạn anh viết khá sung sức và “chắc tay” nhất, thể hiện một khả năng chọn lọc chi tiết khá tinh tế và triển khai suy tưởng mạnh mẽ. Truyện ngắn Cái nhìn khắc khoải cũng là một truyện ngắn hay, khá tiêu biểu cho phong cách của Nguyễn Ngọc Tư. Đọc Cái nhìn khắc khoải, bỗng nhớ hoài hình ảnh con vịt Cộc. Dường như Cánh đồng bất tận sau này là một sự gợi ý, triển khai, bổ sung từ Cái nhìn khắc khoải trước đó?!

Nếu như các cây bút trẻ có sức hấp dẫn tươi mới thì các cây bút “già” trong tập truyện này lại thể hiện một sự sắc sảo gần như giản đơn. Nhà văn Lê Văn Thảo viết truyện Diễn viên đóng thế như tưng tửng giỡn chơi mà ngẫm thấm thía. Phàm ở đời cái gì thật, cái gì tốt chưa hẳn đã là hay. Tuy nhiên, với anh chàng diễn viên đóng thế kia thì cuộc đời đôi khi đơn giản một cách đáng yêu: “Nhiệm vụ của tôi như vậy mà, không có gì tốt hơn cũng đâu có gì xấu hơn”.

Trong tập sách này, còn nhiều truyện hay khác, như Về nhà (Phạm Thị Ngọc Liên), Chiếc lá hình giọt lệ (Quế Hương), Chín phẩy năm (Phạm Kim Anh), Ông già đến từ Busan (Vũ Hồng) v.v… Những truyện ngắn này có thể nói cũng là truyện “đinh” của mỗi tác giả khi họ chọn in tập truyện ngắn riêng.

VIÊT QUÊ

Xem thêm nhiều hơn Thu gọn


 
Mua ở đâu?