Chiến Lược Xung Đột (Giải Nobel Kinh Tế Năm 2005):
Cuốn sách là sự tổng kết quá trình nhiều năm nghiên cứu và trải nghiệm của Schelling. Bằng những đóng góp khoa học của mình, ông đã góp phần quan trọng trong việc giải quyết xung đột và nỗ lực để tránh chiến tranh. Nội dung cuốn sách không chỉ quan tâm tới xung đột, ông còn nghiên cứu các quá trình thiết lập môi trường cho sự tin cậy và cam kết chiến lược, nhờ đó sự hợp tác trong dài hạn có thể được duy trì. Trong quá trình hợp tác này, các bên sẽ nhận thấy về lâu về dài họ cùng có thể được lợi nếu như ban đầu họ chịu hi sinh một phần quyền lợi của mình… Những phân tích của ông đã giúp giải thích một phần rộng lớn những hiện tượng thường gặp, từ chiến lược cạnh tranh của công ty cho tới việc ủy thác quyền quyết định về chính trị hay ngoại giao…
Đóng góp của Schelling là ông đã góp phần phát triển lý thuyết trò chơi bất hợp tác (non-cooperative game theory) và đi tiên phong trong việc vận dụng lý thuyết này để trả lời những câu hỏi quan trọng của các ngành khoa học xã hội. Trong những thành công của Schelling, quan trọng nhất có lẽ là việc ông chỉ ra một cách thuyết phục rằng các tương tác xã hội có thể được nhìn nhận như là những trò chơi bất hợp tác ẩn chứa cả sự đồng thuận lẫn xung đột về lợi ích.
Cụ thể hơn, một câu hỏi xuyên suốt các công trình nghiên cứu và hoạt động cố vấn của Schelling là: “Tại sao một số nhóm người, tổ chức, hay quốc gia có thể làm nảy nở và duy trì sự hợp tác, trong khi ở những nơi khác lại tồn tại xung đột giữa các bên?” Những công trình của Schelling (và của các nhà nghiên cứu sau này) đã cho thấy lý thuyết trò chơi – hay lý thuyết ra quyết định trong các điều kiện tương tác chiến lược – là một cách tiếp cận hiệu quả (và hiện đang chiếm ưu thế) trong việc trả lời cho câu hỏi muôn thuở này.
Mục lục:
Phần 1: Các yếu tố của một lý thuyết về chiến lược
Môn khoa học chậm phát triển về chiến lược quốc tế
Một tiểu luận về mặc cả
Mặc cả, trao đổi thông tin, và chiến tranh hạn chế
Phần 2: Định hướng lại lý thuyết trò chơi
Tiến tới một lý thuyết về quyết định phụ thuộc lẫn nhau
Sự thực thi, liên lạc và các nước đi chiến lược
Lý thuyết trò chơi và nghiên cứu thực nghiệm
Phần 3: Chiến lược có thành phần ngẫu nhiên
Ngẫu nhiên hứa hẹn và đe doạ
Đe doạ có yếu tố ngẫu nhiên
Lo sợ lẫn nhau về tấn công bất ngờ
Tấn công bất ngờ và giải trừ quân bị
Phần phụ lục
Phụ lục A: Vũ khí nguyên tử và chiến tranh hạn chế
Phụ lục B: Về việc từ bỏ tính đối xứng trong lý thuyết trò chơi
Phụ lục C: Giải thích về khái niệm đáp số cho các trò chơi “bất hợp tác”
Mời bạn đón đọc.
Chiến Lược Xung Đột (Giải Nobel Kinh Tế Năm 2005)
(VTV1 Ngày 08/12/2007)
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn