Chém vè giữa làng báo Sài Gòn được viết theo dạng hồi ký, về thời gian tác gải hoạt động làm báo tại Sài Gòn, gắn liền với những sự kiện xã hội lúc đó nnhư: chuyện Ngô Đình Diệm bị ám sát trên Buôn Mê Thuột, chiến dịch Trương Tấn Bửu (cuộc đua xe của 7 tỉnh miền Đông Nam Bộ ), truyện về Thiệu – Kỳ, Ngô Đình Diệm, Trần Lệ Xuân…
Chém vè xuất phát từ con cua đinh ( có nơi gọi là con ba ba ), một loại thuộc họ nhà rùa, có hai chân trước gọi là vè. Vè con cua đinh rất mạnh, hễ nghe tiếng động hai vè chém mạnh chuồi sâu vào bùn. Từ nghĩa này, ta gọi những cán bộ, sau Genève 1954, được đưa về Sài Gòn để trường kỳ mai phục, hoạt động trong lòng địch và chém vè.
Đọc Chém vè ta còn có được lượng thông tin khá lớn về hoạt động báo chí lúc bấy giờ ( cuộc đấu lý của các nhà báo với tỉnh trưởng Nguyễn Trân, phong trào các nhà báo đi ăn mày…). vì tác giả là người trong cuộc.